Biến động thị trường cổ phiếu phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố khác nhau và tác động lên xuống cũng như lợi nhuận cuối cùng mà nhà đầu tư đạt được. Mặc dù chúng ta không thể nào đo lường được chính xác xu hướng giá của cổ phiếu sẽ chuyển biến như thế nào. Chính vì lẽ đó trước khi đầu tư bạn cần phải tìm hiểu về các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà mình đang quan tâm. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định chuẩn xác và giảm thiểu được rủi ro trong đầu tư.
Say đây Thuvientaichinh sẽ cung cấp cho bạn 5 yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Đảm bảo các thông tin này sẽ cực kỳ hữu ích, nhất là những nhà giao dịch đang bắt đầu tìm hiểu thị trường chứng khoán.
Tình hình phát triển của nền kinh tế
Yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu lớn nhất chính là tình hình phát triển của nền kinh tế. Theo đó, giá cổ phiếu sẽ tăng hoặc giảm dựa vào những biến động của kinh tế quốc dân và kinh tế quốc tế.
Nếu như nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi để giá cổ phiếu tăng theo. Bởi vì các công ty sẽ có thu nhập tốt “ăn nên làm ra”, từ đó cổ phiếu của các công ty này cũng trở nên hấp dẫn và hình thành một nguồn tiền đầu tư vốn đổ xô mua vào. Lúc nền kinh tế phát triển các nhà giao dịch không chỉ có cơ hội nhận được lợi nhuận từ hoạt động mua/bán cổ phiếu mà còn từ cổ tức của công ty.
Ngược lại, nếu như nền kinh tế suy thoái hoặc có khủng hoảng xảy ra và ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Đây có thể là giai đoạn tồi tệ đối với các doanh nghiệp vì họ phải vật lộn để duy trì được hoạt động của công ty. Hay nói cách khác thì các điều kiện kinh tế sẽ đầy thách thức nếu như trụ không vững thì giá cổ phiếu sẽ ngay lập tức “rớt sàn”. Và theo tâm lý của các nhà đầu tư, họ sẽ đổ xô bán ra để tìm đến một loại tài sản đầu tư trú ẩn an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu.
Quy luật cung – cầu
Quy luật cung cầu sẽ là yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trực tiếp. Bởi mọi thị trường đầu tư tài chính chứ không riêng gì chứng khoán đều hoạt động theo nguyên tắc cung – cầu. Nếu như có một loạt nhà đầu tư cùng nhau mua vào một loại cổ phiếu nào đó thì nó sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng lên và ngược lại.
Nhưng để nhu cầu mua vào tăng thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, chứ không phải hiển nhiên nó muốn tăng là tăng. Và tất nhiên chúng ta phải kể đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
- Nếu như nền kinh tế phát triển thì nhu cầu đầu tư của nhà giao dịch sẽ cao hơn cung – bán ra. Từ đó làm cho giá cổ phiếu tăng trưởng cao. Một vài yếu tố khác cũng tác động không nhỏ đến sự tăng/giảm của cổ phiếu. Chẳng hạn như lợi nhuận, doanh thu và triển vọng của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ làm cho tâm lý của nhà đầu tư mua vào nhiều để đạt kỳ vọng kiếm được lợi nhuận.
- Ngược lại, nếu như động lực nền kinh tế yếu là cho cung > cầu thì các nhà đầu tư đổ xô đi bán lại cổ phiếu của mình và làm cho giá cổ phiếu giảm.
Báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp
Có thể nói mối quan hệ giữa báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp đối với một cổ phiếu là vô cùng mật thiết. Đây cũng là yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách sâu sắc nhất. Đặc biệt là những nhà đầu tư chuyên nghiệp vô cùng quan tâm đến bảng báo cáo dữ liệu này. Vì thông qua đó họ có thể định giá cổ phiếu như thế nào trong tương lai.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể lý giải mối quan hệ giữa báo cáo kinh tế với cổ phiếu như sau:
- Nếu như một doanh nghiệp có báo cáo kinh tế thường xuyên làm ăn tốt, lợi nhuận sau thuế cao, tăng trưởng ổn định và trả cổ tức bền vững cho cổ đông thì chắc chắn giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng lên. Và điều này cũng dễ hiểu vì các nhà giao dịch thấy được tiềm năng phát triển và rót vốn đầu tư vào.
- Trường hợp ngược lại, nếu báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì giá cổ phiếu sẽ “xuống dốc không phanh” vì các lợi ích và lợi nhuận của nhà đầu tư đã mất đi.
Quyết định của chính phủ
Bên cạnh những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cơ bản ở trên thì chúng ta không thể nào không nhắc đến các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phiếu từ môi trường bên ngoài và chính sách. Chẳng hạn như chính phủ đánh thuế cao đối với thu nhập từ chứng khoán thì ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cuối cùng mà nhà đầu tư đạt được. Chưa biết đầu tư bạn thành công lời ít hay nhiều nhưng trước mắt đã trả phải một khoản phí thuế cao thì ai cũng “ngao ngán”. Từ đó làm cho số lượng người đầu tư vào chứng khoán bắt đầu giảm dần, thiếu đi nguồn cầu và giá cổ phiếu tất nhiên sẽ giảm mạnh.
Hiệu ứng lan tỏa tác động đến tâm lý nhà đầu tư
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà Thuvientaichinh muốn nhắc đến cuối cùng là hiệu ứng lan tỏa. Tất nhiên trước khi đưa ra quyết định mua một loại cổ phiếu thì bạn phải đi tham khảo rất nhiều thông tin trên diễn đàn hoặc group đầu tư. Và từ đó tạo nên một hiệu ứng lan tỏa cho thấy triển vọng của doanh nghiệp.
Nhưng bạn cần phải kiểm tra xem các thông tin có gây nhiễu hay không. Đặc biệt khi chúng ta đang sống trong một thế giới có nền tảng công nghệ hiện đại. Và những dự đoán từ chuyên gia hay phân tích báo cáo tài chính sẽ tràn lan trên mạng. Nếu như thông tin tiêu cực thì sẽ làm cho nhiều nhà đầu tư hoang mang và đưa ra quyết định bán cổ phiếu. Từ đó giá cổ phiếu “rớt sàn”.
Chính vì lẽ đó mà bạn cần phải xây dựng thêm cho mình kỹ năng nhận định tin tức thật giả nữa nhé.
Bài viết liên quan:
- Đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng
- Đường EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong forex
- Tìm hiểu giá bid là gì?
- Cách giao dịch với mô hình nến inverted hammer
- Đường MA có ý nghĩa gì trong Forex
- Phân tích kỹ thuật là gì? Cách phân tích kỹ thuật forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien