Bản chất của đầu tư ngoại hối chính là tìm kiếm lợi nhuận dựa vào dự đoán xu hướng giá của một cặp tiền tệ nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một cách kiếm tiền Forex khác mà bạn không cần phải thực hiện những điều này. Và nhiều trader thành công đã gọi nó là chiến lược giao dịch ‘trung lập với thị trường’ tồn tại. Hay nói cách khác thì đó chính là Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá.
Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để tìm hiểu chi tiết về chiến lược kinh doanh chênh lệch giá là gì và cách áp dụng nó như thế nào nhé.
Định nghĩa Arbitrage là gì?
- Hiểu theo nghĩa sát xao nhất thì Arbitrage là chiến lược tận dụng sự chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối không giống nhau để tìm kiếm lợi nhuận bằng hoạt động mua và bán. Hay nói cách khác là các nhà giao dịch có thể mua ngoại hối ở một thị trường giá rẻ và bán chúng ở một thị trường giá đắt hơn.
- Bên cạnh đó, Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá đã “lợi dụng” một sản phẩm tài chính có nhiều giá trị ở nhiều thị trường và ở từng địa phương khác nhau.
- Mặc dù cho cả hai thị trường đầu tư ngoại hối đều cung cấp cùng một loại tài sản tương tự.
- Những nhà giao dịch sử dụng phong cách này được gọi là nhà kinh doanh chênh lệch giá. Và những người này sẽ tìm kiếm sự bất thường về giá để thu lợi nhuận. Và cách tiếp cận này sẽ liên quan đến sự khác nhau giữa tỷ giá giao ngay và tiền tệ tương lai.
- Nhưng việc vận dụng được chiến lược Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá không phải là chuyện dễ dàng vì trong thị trường ngoại hối bán lẻ thì giá trị của tài sản thường sẽ đồng nhất. Điều này đồng nghĩa là chiến lược Arbitrage sẽ bị giới hạn trong một số thị trường nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội để các nhà kinh doanh chênh lệch giá tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. Đó chính là sử dụng Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá dựa vào hoạt động phân tích và xem xét ba cặp tiền tệ khác nhau.
Phân loại Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá
Hiện tại trong thị trường tài chính thì Arbitrage đang được chia thành 2 loại khác nhau. Cụ thể đó là gì?
- Loại thứ nhất là Two Points Arbitrage – Arbitrage hai điểm: Hình thức này hoạt động theo cách thức tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch tỷ giá một cách rõ ràng của 2 đồng tiền tệ trong 2 thị trường khác nhau.
- Loại thứ hai là Three Points Arbitrage – Arbitrage ba điểm: Hình thức này khá phức tạp vì nó không giúp cho nhà giao dịch nhìn thấy ngay sự khác nhau về tỷ giá trong các thị trường khác nhau. Nhưng bằng sự quan sát tinh tường thì các nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể thấy sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.
Để giúp các nhà kinh doanh chênh lệch giá hiểu rõ hơn về Arbitrage thì hãy xem qua ví dụ bên dưới đây nhé. Jack đã sử dụng 1 EUR để mua 2 USD. Tiếp tục Jack sử dụng 2 USD để mua được 240 JPY. Sau đó, anh ấy lại sử dụng 240 JPY để mua EUR theo tỷ giá và đổi được 1.2 EUR. Lúc này đây, nhờ vào sự chênh lệch giá trị mà nhà giao dịch Jack đã kiếm được 0.2 EUR. Theo công thức: 1.2 EUR – 1 EUR = 0.2 EUR.
Từ ví dụ trên ta nhận thấy rằng Three Points Arbitrage – Arbitrage ba điểm có mối quan hệ mật thiết với tỷ giá chéo. Và nó sẽ xuất hiện khi tỷ giá chéo thực giữa hai đồng tiền tệ khác với tỷ giá chéo thích hợp. Đồng thời chiến lược này sẽ không bị mất đi giá trị sử dụng của nó khi và chỉ khi hoạt động giữa 3 bên làm cho tỷ giá chéo điều chỉnh một một mức nhất định.
Theo nhận định của Thuvientaichinh thì Three Points Arbitrage – Arbitrage ba điểm khá phức tạp và không phù hợp với những nhà kinh doanh chênh lệch giá mới vào nghề. Vì các nhà giao dịch phải thật sự nhạy bén để nắm bắt giá trị. Đồng thời tỷ giá của sản phẩm của thay đổi liên tục nên rất khó lường. Tuy nhiên nếu xét về bản chất logic của nó thì khá đơn giản
Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá có rủi ro không?
Câu trả lời tất nhiên là có vì bất kể chiến lược nào cũng tồn tại song hành cả lợi nhuận và rủi ro. Những thông tin trên nghe có vẻ như Arbitrage khá đơn giản để kiếm tiền nhưng thực tế không phải vậy. Nó vẫn tồn động nhiều nhược điểm và rủi ro lớn mà các nhà kinh doanh chênh lệch giá không thể nào biết được. Chẳng hạn như khi các nhà giao dịch mở vị thế và phải đóng chúng trong cùng một thời điểm ngay lập tức. Nếu không làm như vậy thì bạn sẽ gặp phải rủi ro xuất phát từ chênh lệch giá điểm vào và giá điểm ra. Không ít nhà kinh doanh chênh lệch giá gặp phải trường hợp lệnh bán được đóng lại trên lệnh mua, từ đó dẫn đến thua lỗ.
Bên cạnh đó, rủi ro mà Arbitrage – kinh doanh chênh lệch giá đang hiện hữu chính là tỷ giá hối đoái tự điều chỉnh. Điều này có nghĩa là nếu như định giá quá cao thì tỷ giá sẽ hạ thấp. Và những định giá thấp sẽ đẩy tỷ giá lên cao thông qua hành động mua hàng. Từ đó dẫn đến tình trạng chênh lệch giá giữa hai loại sẽ giảm xuống.
Thậm chí nhiều trường hợp nó sẽ biến mất hoặc trở nên nhỏ đến mức làm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá không còn khả năng sinh lời.
“Mẹo” kinh doanh chênh lệch giá
Nếu bạn muốn chiến thắng trong kinh doanh chênh lệch giá thì phải biết cách nắm bắt nhanh nhất các dữ liệu tỷ giá. Vì bản chất là các nhà giao dịch cần phải cạnh tranh với tốc độ giao dịch của những trader khác. Người chiến thắng sẽ là người dự đoán và quan sát tình hình giá trị của tài sản sát xao nhất.
Một điều tất yếu nữa là các nhà giao dịch phải có nguồn vốn nhàn rỗi lớn kèm kỹ năng sử dụng đòn bẩy cao để tối ưu hóa lợi nhuận của mình. Nhưng trước đó, bạn phải chuẩn bị cho mình một nguồn kiến thức và tích lũy kinh nghiệm vững vàng thì mới có thể lựa chọn giao dịch với chiến lược này.
Điều cuối cùng mà Thuvientaichinh muốn nhắc đến là không nên bỏ qua các rủi ro đang tiềm ẩn của Arbitrage bạn nhé.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu giờ (thời gian) mở cửa và đóng cửa của thị trường Forex
- Hướng dẫn cách đăng ký, mở và tạo khoản forex trên sàn uy tín
- Hướng dẫn phân tích và đọc các mô hình biểu đồ forex
- Cách sử dụng Fibonacci Retracement tìm điểm vào tối ưu
- Đường RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả
- Sóng Elliott là gì ? Lý thuyết sóng Elliott trong giao dịch forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien