Bạch kim là gì? Đây đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm thời gian trở lại đây. Vì bạch kim đang nằm trong nhóm 4 kim loại quý hiếm bao gồm bạc, vàng và paladi. Tuy nhiên, bạch kim có giá trị cực đắt và hoàn toàn áp đảo so với những sản phẩm kim loại khác. Bên cạnh đó, nhu cầu sở hữu bạch kim ngày càng tăng đã kích thích giá trị của nó phát triển. Nhưng vẫn có một số người nhầm lẫn giữa bạch kim với vàng trắng. Chính vì thế mà trong bài viết này Thuvientaichinh sẽ giúp bạn phân biệt được 2 hình thức kim loại này và hiểu rõ hơn về bạch kim là gì?
Tìm hiểu bạch kim là gì?
Bạch kim còn được gọi với tên chuyên ngành là platin được xuất nguồn từ thuật ngữ “Platina Del Pinto”. Nó mang ý nghĩa thể hiện sắc bạch sáng bóng của sông Pinto nếu như theo tiếng Tây Ban Nha.
Trong ngành sản xuất trang sức thì đây là một loại kim loại quý hiếm. Ngoài ra nó còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như ô tô, linh kiện, trang thiết bị, công nghiệp vũ trụ,…
Hiện nay khu vực được khai thác nhiều bạch kim nhất xuất phát từ Nam Phi với tỷ trọng chiếm hơn 60%. Có thể nói việc khai thác bạch kim không hề dễ dàng chính vì thế nó được đánh giá là siêu quý hiếm. Theo đó, tổng lượng khai bạch kim hàng năm chỉ đạt được ở mức 1/10 phần vàng và 1/100 phần bạc.
Xét về tính chất của bạch kim thì nó tồn tại có màu sáng trắng và óng ánh. Bên cạnh đó, đặc tính của chúng là dẻo nên rất dễ uốn nắn tạo hình. Thêm vào đó, đặc trưng của bạch kim là rất bền và không dễ bị ăn mòn bởi hóa chất cũng như không bị phai màu hay biến dạng. Không những thế, tính dẫn điện của bạch kim được đánh giá là khá tốt.
Từ những ưu điểm trên chắc hẳn bạn đã hiểu được bạch kim là gì rồi phải không nào?
Cách phân loại và nhận biết bạch kim
Theo những gì Thuvientaichinh cung cấp trên thì chúng ta cũng nhận thấy được mức độ đặc biệt của bạch kim. Chính vì tính chất quý hiếm nên trên bạch kim luôn có những ký hiệu đặc biệt. Kèm theo đó, trên thị trường hiện nay rất ít có loại trang sức nào được làm từ bạch kim nguyên chất. Hầu hết chúng đều được pha lẫn với kim loại khác trong quá trình chế tác.
Nhưng không phải vì yếu tố đó mà làm cho bạch kim mất đi giá trị. Bạn có thể nhận biết được bạch kim thông qua các ký tự sau:
- 950 Plat hoặc 950 Pt, trong đó có 95% bạch kim nguyên chất và 5% pha kim loại khác.
- 900 Plat hoặc 900Pt, trong đó có 90% bạch kim nguyên chất và 10% pha kim loại khác.
- 850 Plat hoặc 850Pt, trong đó có 85% bạch kim nguyên chất và 15% pha kim loại khác.
- 800 Pt. 200 Pd, trong đó có 80% bạch kim nguyên chất và 20% pha paladi.
- Nếu như mẫu trang sức không có ký hiệu nào của bạch kim thì tức nghĩa thành phần bạch kim chiếm nhỏ hơn 50%.
Cách phân biệt bạch kim với vàng trắng
Hiện nay có rất nhiều người tiêu dùng chưa nhận dạng chính xác được bạch kim và vàng trắng. Chính vì thế họ đánh giá bạch kim không được khách quan cho lắm. Do đó, Thuvientaichinh sẽ chia sẻ đến bạn cách phân biệt bạch kim với vàng trắng dựa theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Màu sắc
- Bạch kim có màu sắc óng ánh trắng tự nhiên, mặc dù sau một khoảng thời gian sử dụng nó vẫn giữ lại được màu sắc như ban đầu. Chính vì yếu tố này mà bạch kim đang giữ vai trò đầu bảng “kim loại”.
- Vàng trắng có màu sắc trắng ngà và sau một khoảng thời gian thì nó không còn giữ được màu sắc như ban đầu.
Mức độ bền
- Tính chất của bạch kim chính là không bị ăn mòn, độ bền cực kỳ cao, không bị biến dạng theo thời gian.
- Vàng trắng thì có khả năng bị ăn mòn bởi axit và có nhiệt độ nóng chảy ở mức 1.000 độ C.
Khả năng chế tác
- Chính vì tính chất của nó bền và không dễ bị ăn mòn nên khá khó trong khâu chế tác trang sức.
- Vàng trắng có tính chất mềm dẻo nên thuận tiện cho việc chế tác trang sức.
Giá cả
- Tất nhiên khi xét về góc độ giá cả thì kim loại sẽ cao hơn vàng trắng rất nhiều. Thậm chí là cao gấp 2 lần vàng trắng.
- Còn vàng trắng có giá trị rẻ hơn bạch kim rất nhiều.
Làm thế nào để đầu tư vào bạch kim?
Hiện nay chúng ta sẽ có 4 cách đầu tư vào bạch kim, cụ thể là:
- Đầu tư ETFs dưới dạng hình thức ký quỹ, trong đó bạn có thể tham khảo một số quỹ như PLTM, PPLT, PTM,…
- Hợp đồng tương lai cũng được rất nhiều người sử dụng khi đầu tư vào bạch kim. Đây chính là một biên bản thỏa thuận giữa người mua và người bán mà không cần phải sở hữu bất kỳ một loại tài sản nào cả. Một số sàn giao dịch cho phép đầu tư bạch kim uy tín như COMEX, NYMEX, TOCOM, MOEX…
- Cổ phiếu cũng là hình thức đầu tư bạch kim tối ưu. Thường bạn sẽ tập trung vào những loại cổ phiếu của các công ty khai thác bạch kim.
- Hợp đồng chênh lệch hay còn được gọi là CFD. Hình thức đầu tư này khá quen thuộc vì bạn có thể tìm kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá trị.
Có nên đầu tư vào bạch kim?
Vì giá trị của bạch kim khá đắt nên bạn có thể lựa chọn nó là một loại tài sản đầu tư hợp lý. Tuy nhiên nếu so sánh nó với vàng thì bạn hãy đầu tư vào vàng nhé. Vì vàng mang tính chất lưu thông cao hơn. Nhưng việc tích trữ vàng và bạch kim sẽ giúp cho nhà giao dịch đa dạng hóa danh mục của mình. Chính vì thế bạn hãy xem xét thật kỹ để đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác nhé.
Bài viết liên quan:
- Các thuật ngữ trong forex quan trọng trader cần biết
- Lựa chọn khung giờ giao dịch forex
- Hướng dẫn mở tài khoản Forex tại Việt Nam
- Cách phân tích biểu đồ forex hiệu quả nhất
- Hướng dẫn dùng mt4 mới nhất
- Hướng dẫn sử dụng mt5 từ A đến Z
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien