Thời gian gần đây các thuật ngữ như “lùa gà” hay “lừa đảo đa cấp” xuất hiện rất nhiều trong thị trường tài chính trực tuyến. Hơn thế nữa là nó hoạt động ngày càng mạnh mẽ và biến tướng ở nhiều hình thức khác nhau. Một trong số đó chính là mô hình Ponzi.
Hiện nay có rất nhiều báo đài và kênh tài chính cảnh báo về chiêu trò lừa đảo Ponzi nhưng vẫn còn quá nhiều nhà đầu tư “non trẻ” mắc phải cạm bẫy đầu tư siêu lợi nhuận này. Thực chất mô hình tam giác lừa đảo Ponzi không còn quá mới nhưng nó chưa bao giờ hết hiệu quả. Vì thế thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi.
Tìm hiểu Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi hay còn được gọi là mô hình tam giác kim tự tháp. Hiểu một cách đơn giản nhất những kẻ lừa đảo sử dụng mô hình này để huy động vốn theo hình thức đa cấp. Tức nghĩa chúng sẽ lấy tiền góp vốn của người sau để trả lãi lợi nhuận cho người trước. Chiêu trò lừa đảo của mô hình Ponzi còn tối thượng hơn khi sử dụng quảng cáo và lời cam kết sẽ mang lại lãi suất lớn. Thêm nữa là các kẻ lừa đảo sẵn sàng chi trả thêm hoa hồng để người tham gia thu hút thêm nhiều con mồi “béo bở”.
Bản chất của mô hình Ponzi không hề có chuyện lợi nhuận đạt được từ công việc kinh doanh thực tế. Đến thời điểm mà áp lực trả lãi lớn hơn nhiều so với nguồn tiền đầu tư thì mô hình Ponzi sẽ bị phá vỡ.
Mô hình Ponzi tồn tại khá bền vững và phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và nguồn tiền đầu tư từ các con mồi. Thậm chí trên thế giới vẫn tồn tại nhiều chuỗi dự án mô hình Ponzi lâu dài, có khi hơn 10 năm.
Một trong những minh chứng cụ thể nhất cho mô hình Ponzi tại Việt Nam chính là công ty kinh doanh bất động sản Alibaba. Công ty này đã lừa đảo hơn 6.700 khách hàng thông qua hình thức đa cấp.
Các đối tượng trong mô hình Ponzi
Để xây dựng nên một hệ thống xâu chuỗi lừa đảo chuyên nghiệp thì tất nhiên mô hình Ponzi phải được xây dựng và có sự đóng góp từ nhiều bên. Có thể kể trong đó là:
- Kẻ chủ mưu – Schemer: Đây chính là những kẻ xây dựng nên hệ thống mô hình Ponzi và thực hiện kêu gọi nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư – Investors: Tất nhiên để duy trì được mô hình Ponzi thì không thể thiếu các con mồi ngon, đó chính là nhà đầu tư. Những nhà đầu tư này thường mong muốn đạt được lợi nhuận cao mà không cần phải làm gì cả.
- Kẻ giới thiệu – Ponzi Introducing Investor: Đối tượng này chỉ bỏ ít tiền hoặc thậm chí là không bỏ ra một đồng nào khi tham gia vào mô hình tam giác lừa đảo Ponzi. Bởi vì nhiệm vụ chính của họ là làm mọi cách để thu lợi nhuận từ việc giới thiệu nhà đầu tư. Số tiền mà kẻ chủ mưu trả cho kẻ giới thiệu chính là số tiền của nhà đầu tư mà Ponzi Introducing Investor đã giới thiệu.
Cách nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi
Nếu là một nhà đầu tư thông thái thì bạn sẽ dễ dàng nhận biết mô hình tam giác lừa đảo Ponzi thông qua các dấu hiệu sau.
Lời cam kết nhận được lợi nhuận khổng lồ
Hiểu được lòng tham của người nguồn, nên các kẻ chủ mưu của mô hình Ponzi đã đánh vào điểm yếu này. Chính vì thế chúng sẽ đưa ra lời cam kết nhận được lợi nhuận khổng lồ mà không hề có bất kỳ rủi ro nào xảy ra.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ 1 tháng đến 1 năm mà lợi nhuận bạn có thể nhận được là gấp hàng chục đến hàng trăm lần. Điều này có tin được không vì trước giờ không có cách thức đầu tư nào đạt được lợi nhuận lớn mà không có rủi ro.
Cách thức hoạt động phức tạp
Đối tượng mà mô hình tam giác lừa đảo Ponzi hướng đến là các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Chính vì lẽ đó mà nó xây dựng nên một cách thức hoạt động phức tạp để các nhà giao dịch khó tài nào nắm bắt được “thóp” của chúng.
Hơn hết là các thông tin về đội ngũ phát triển hay người đứng đầu sẽ là ẩn danh hoặc giả mạo. Vì trong trường hợp bị pháp luật điều tra thì các kẻ này sẽ không bị phát hiện.
Hoa hồng giới thiệu nhà đầu tư phân cấp nhiều tầng
Trong thời gian ngắn không tự nhiên mà Ponzi lại thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tất nhiên nó phải được tác động bởi nhiều bên, điển hình trong đó là chính sách giới thiệu người mới. Thậm chí hoa hồng giới thiệu có thể lên đến 50% đến 60%. Và hình thức giới thiệu này quả thật rất khó phân biệt với phương pháp tiếp thị liên kết chính thống.
Không có thông tin đăng ký với chính quyền
Giấy tờ đăng ký hoạt động là một trong những yếu tố mà nhà giao dịch cần xem xét trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Bởi lẽ các tổ chức lừa đảo sẽ tìm mọi cách để trốn tránh với chính quyền hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hơn hết, bạn cần lưu ý là các thông tin đăng ký có thể làm giả và thường là theo hình thức lấy tên cơ quan quản lý ở nước ngoài. Vì thế bạn hãy tra cứu thật kỹ các thông tin này nhé.
Kết luận
Nếu các nhà giao dịch phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào mà Thuvientaichinh đã đề cập ở trên thì tốt nhất hãy tránh xa các sàn giao dịch đó nhé. Mọi tiến trình đầu tư của bạn phải được thực hiện bằng cách nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng và không nên tin vào lời “đồn thổi” lợi nhuận lớn. Chúc bạn thành công!
Các bài viết tham khảo:
- Giao dịch ngoại hối là gì ?
- Hướng dẫn chơi forex cho người mới bắt đầu
- Sàn đầu tư forex là gì ?
- Các sàn giao dịch forex uy tín
- Đầu tư forex có hợp pháp không ?
- Cách vẽ đường xu hướng trong forex
- Hướng dẫn sử dụng Metatrader 4
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien