Khi thực hiện đầu tư chứng khoán thì hầu hết các nhà giao dịch đều sẽ sử dụng các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật. Hay nói cách khác là họ sẽ sử dụng biểu đồ làm công cụ chính để xác định biến động giá cổ phiếu như thế nào. Tuy nhiên, mỗi loại biểu đồ sẽ đưa ra các tín hiệu cũng như phương thức hoạt động khác nhau. Từ đó các nhà giao dịch cũng sẽ áp dụng vào chiến thuật của mình không giống nhau.
Vì lý do này mà việc lựa chọn các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật sẽ là một câu chuyện khó nhằn với các trader mới. Nhưng chung quy lại vẫn có một số biểu đồ chính yếu và được các nhà đầu tư sử dụng giao dịch chứng khoán nhiều nhất. Thuvientaichinh sẽ tổng hợp ở bài viết ngay sau đây để các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn nhé!
Biểu đồ dạng nến – Candlestick chart
Nguồn gốc của biểu đồ nến là từ nước Nhật, được phát minh từ thế kỷ 18 và các nhà giao dịch đã áp dụng biểu đồ này đầu tiên vào thị trường chứng khoán. Theo đó, ý nghĩa sử dụng của biểu đồ trong phân tích kỹ thuật là mô tả các biến động giá của các sản phẩm tài chính.
Với nhiều lợi thế vượt trội, biểu đồ dạng nến ngày càng được áp dụng rộng rãi trên các thị trường tài chính chứ không chỉ riêng chứng khoán. Và trên mỗi biểu đồ nến thì chúng sẽ đại diện cho 4 thông tin cơ bản là giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Bên cạnh đó, mỗi ngọn nến sẽ phản ánh lên giá trong 1 khoảng thời gian ứng với khung thời gian biểu đồ.
Hãy nhìn vào hình ảnh minh họa về biểu đồ dạng nến bên dưới đây nhé. Chúng ta sẽ thấy được rằng một thân nến sẽ được cấu tạo từ 2 thành phần chính.
- Phần 1 chính là thân nến thể hiện sự dao động giữa giá đóng cửa và giá mở cửa.
- Phần 2 chính là bóng nến phản ánh lên mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất của tài sản.
Ưu điểm của biểu đồ dạng nến
- Biểu đồ dạng nến sẽ thể hiện một cách rõ ràng nhất về những biến động giá cả trong thị trường chứng khoán.
- Nhằm phục vụ cho các nhà giao dịch ngắn hạn và siêu ngắn hạn thì biểu đồ dạng nến có thể tạo thành các nhóm nến từ 1 đến 5 nến.
- Biểu đồ dạng nến được cho là sử dụng phổ biến đối với các trader Việt.
Nhược điểm của biểu đồ dạng nến
Biểu đồ dạng nến sử dụng tương đối phức tạp. Nếu như bạn muốn tối ưu lợi nhuận bằng Candlestick chart thì cần phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu kiến thức. Thậm chí bạn cũng nên trải nghiệm nó với một lượng tiền nhỏ trước khi rót vốn lớn vào đầu tư chứng khoán.
Biểu đồ dạng thanh – Bar chart
Biểu đồ thanh thường được các nhà giao dịch sử dụng để nhìn nhận biến động giá của tài sản như thế nào. Trong đó, nó thường sẽ lấy giá đóng cửa của các ngày giao dịch và nối chúng lại với nhau. Cụ thể mỗi đường kẻ của biểu đồ sẽ thể hiện các thông tin như sau:
- Phần đỉnh của các đường kẻ dọc thể hiện ý nghĩa mức giá cao nhất trong phiên giao dịch.
- Phần đáy của các đường kẻ dọc thể hiện ý nghĩa mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
- Các thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện mức giá mở cửa.
- Các thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện mức giá đóng cửa.
- Một thanh nến đơn lẻ thể hiện cho thời gian một phiên giao dịch, có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 giờ.
Nếu bạn chưa hình dung được biểu đồ dạng thanh thì hãy nhìn vào hình ảnh của cổ phiếu VIC bên dưới đây.
Ưu điểm của biểu đồ dạng thanh
- Bằng cách nhìn vào biểu đồ dạng thanh các nhà giao dịch sẽ nhanh chóng hình thành được ý tưởng giao dịch cụ thể theo từng khung thời gian khác nhau. Bởi vì nó biểu hiện biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định.
- Một ưu điểm nổi bật khác là biểu đồ dạng thanh có thể vẽ nên những khoảng trống về giá.
Nhược điểm của biểu đồ dạng thanh
- Nhược điểm lớn nhất của loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật này chính là không thể hiện lên hết được bức tranh tổng thể giá trong thời gian phân tích.
- Nhà đầu tư có thể khó nhận biết được xu hướng tăng giảm trong thời kỳ trading.
Biểu đồ dạng đường – Line Chart
Biểu đồ dạng đường là một loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật cực kỳ quen thuộc. Bởi lẽ nó không chỉ được sử dụng trong đầu tư chứng khoán mà các chuyên gia còn vận dụng nó để mô phỏng hiện tượng kinh tế và xã hội vì tính dễ hiểu.
Xét về bản chất thì dữ liệu của biểu đồ dạng đường thường sử dụng giá đóng cửa khung thời gian trước và giá đóng cửa khung thời gian sau. Và một khi các điểm này đã được nối lại với nhau thì chúng ta sẽ được sự chuyển động giá như hình ảnh minh họa bên dưới đây.
Ưu điểm của biểu đồ dạng đường
- Nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận thấy biến động của giá ngay trên biểu đồ.
- Các nhà giao dịch mới cũng có thể sử dụng biểu đồ dạng đường này một cách tối ưu nhất vì dễ sử dụng.
Nhược điểm của biểu đồ dạng đường
Diễn biến thị trường chứng khoán ngày càng biến động cao, mức độ chênh lệch phải nói là cực kỳ nói. Thậm chí là biến động rất phức tạp và nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì lẽ đó mà loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật này mang lại hiệu quả thấp khi phân tích, đặc biệt là để đầu tư ngắn hạn.
Bài viết liên quan:
- MT4 là gì? Cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 2022
- Giao dịch sàn Forex có hợp pháp không ?
- Moving Average là gì ? Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Mô hình nến búa ngược là gì? Tìm hiểu từ A-Z
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien