Trong những tháng gần đây, cộng đồng tiền điện tử đã chờ đợi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) phát triển thiết lập về luật và quy định liên quan đến tiền điện tử, họ cho rằng những quy định sẽ giúp loại tài sản này được công nhận và có thể phát triển thành tài sản chính thống.
Nhưng cho đến nay, SEC vẫn chậm trễ và chưa đưa ra bất cứ một quy định nào về tiền điện tử. Trước đó, những người tham gia thị trường đã vô cùng hào hứng khi Tổng thống Joe Biden của Mỹ bổ nhiệm cựu chủ tịch CFTC – ông Gary Gensler – thành nhà lãnh đạo của SEC. Trong thời gian gián đoạn phục vụ chính phủ, Gary Gensler đã từng dạy học về fintech tại MIT. Cuối năm 2017, ông cũng đóng góp vào quá trình phát triển những quy định của CFTC đối với Thị trường kỳ hạn Bitcoin, được giới thiệu bởi Sàn giao dịch Chicago (CME).
Thị trường tiền điện tử đang chững lại
Sau khi đạt mức cao kỷ lục vào tháng 11/2021, hai đồng tiền điện tử hàng đầu là Bitcoin và Ethereum đã rơi vào đà giảm.
Quan sát biểu đồ có thể thấy Bitcoin đã giảm 62.4% giá trị, từ mức kỷ lục 68.906,48 đô la vào tháng 11/2021, xuống còn 25.919,52 USD vào ngày 12/05. Đến ngày 7/06, Bitcoin đã giao dịch ở mức 30.420 đô la.
Tương tự như Bitcoin, Ethereum cũng giảm 64.8% giá trị, rơi từ mức 4.865,426 USD xuống còn 1.714,256 USD trong cùng khoảng thời gian. Hiện tại, đồng tiền điện tử có vốn hoá lớn thứ 2 thế giới – đã giao dịch ở gần mức đáy trong tháng 5 là 1.803,37 đô la.
Vốn hoá chung của thị trường tiền điện tử hiện đã giảm mạnh, rơi từ mức hơn 3 nghìn tỷ USD xuống còn khoảng 1.2 nghìn tỷ USD vào ngày 07/06. Việc liên tục ở trong đà giảm đã khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo ngại và đứng ngoài thị trường trong 7 tháng qua.
Những lo ngại về rủi ro kiểm soát nguồn cung tiền
Ở thời điểm cuối năm 2021, vốn hoá thị trường tiền điện tử đã đạt mức cao kỷ lục hơn 3 nghìn tỷ đô la, những nhà lập pháp của chính phủ và ngân hàng trung ương đã trở nên lo lắng, họ cho rằng tiền điện tử sẽ tạo thành rủi ro đối với hệ thống tài chính toán cầu. Nhưng đến nay, khi vốn hoá giảm mạnh, những áp lực của chính phủ đã giảm đi đáng kể.
Bên cạnh rủi ro về hệ thống tài chính, tiền điện tử cũng gây áp lực lên hệ thống các đồng tiền pháp định, mặc dù một số nước đã chấp nhận Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia của họ, có thể kể đến như Cộng hòa Trung Phi và El Salvador. Những đồng tiền pháp định như đồng đô la, euro, bảng Anh, yên,… sẽ ngày càng bị cạnh tranh, nếu như càng có nhiều quốc gia chấp nhận các đồng tiền kỹ thuật số.
Bởi vì cách mà các chính phủ thâu tóm quyền lực, chính là việc kiểm soát nguồn cung tiền. Trong khi đó, tiền điện tử là loại tài sản tự do, nó không thuộc quyền kiểm soát và quản lý của các tổ chức chính phủ. Do đó, khi vốn hoá thị trường của tiền điện tử, các chính phủ hầu như không có bất cứ hành động nào.
Những lo ngại khi SEC bỏ qua quy định về tiền điện tử
Bà Hester Peirce – Ủy viên Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã bày tỏ lo ngại về việc chậm trễ thiết lập quy định về tiền điện tử vào cuối tháng 5.
Trong bài phỏng vấn với CNBC, bà cho rằng tiền điện tử là lĩnh vực đang nhận được nhiều sự quan tâm, và trong không gian này đang tồn tại rất nhiều vấn đề gian lận. Bà cũng bày tỏ sự quan tâm về cách mà SEC sẽ đưa ra những quy định điều tiết đối với loại tài sản này. Họ có thể tìm cách để xử lý những vấn đề về gian lận, tìm cách đổi mới sự phát triển và thử nghiệm một cách lành mạnh tích cực.
Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, vẫn chưa hề có quy định nào được đưa ra.
Đến nay, sản phẩm duy nhất mà SEC đã phê duyệt là ETF và ETN – những hợp đồng tiền điện tử được giới thiệu bởi Sàn giao dịch Chicago ở Hoa Kỳ.
Một trong những sản phẩm ETF thành công nhất trên thị trường hiện nay là SPDR® Gold Shares, được niêm yết trên sàn NYSE, theo dõi về giá vàng và được giao dịch kể từ cuối năm 2004.
SPDR® Gold Shares nắm giữ vàng thỏi vật chất, đây cũng được xem là sản phẩm hình mẫu cho tiền điện tử, có thể được SEC xem xét và thiết lập khuôn khổ quy định.
Mặc dù được cộng đồng đặt nhiều kỳ vọng, nhưng Gensler và SEC vẫn trì trệ về tiến độ hoạch định quy định đối với tiền điện tử. Và đây rất có thể là một sai lầm lớn của tổ chức quản lý. Việc đặt ra quy định ở thời điểm mà loại tài sản đang bị áp lực sẽ rất hoàn hảo và ít can thiệp đến thị trường. Nhưng hiện tại, các đồng tiền điện tử đang ở trong đợt tăng giá, và điều này có thể gây khó khăn cho SEC và các nhà lập pháp.
Điều mà các tổ chức quản lý quan tâm chính là việc kiểm soát nguồn cung tiền, và những đợt giảm giá sẽ làm vốn hoá của tiền điện tử suy yếu, đó sẽ là một sự kiện đáng hoan nghênh của các tổ chức. Nhưng một khi đà tăng thực sự quay trở lại, nó có thể tạo thành cơn sóng đầu cơ điên cuồng như trong quá khứ, SEC sẽ càng khó khăn hơn để thiết lập quy định, liệu họ có hối tiếc về sự chậm trễ này hay không?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!