Những nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật và thường xuyên sử dụng chỉ báo trong đầu tư tiền điện tử thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này. Thuvientaichinh sẽ cung cấp cho đọc quả TOP 2 nhóm chỉ báo trong trade coin đang được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi điểm qua các chỉ báo này và xem chúng có gì nhé!
Nhóm 1: Đường trung bình động – Price Moving Averages
- Đường trung bình động là chỉ báo xác định xu hướng của thị trường sau khi chuyển động giá đã xảy ra. Bản chất của đường trung bình động chính là tối giản hóa đồ thị và giúp cho nhà giao dịch nhìn nhận thị trường một cách tối ưu nhất
- . Không chỉ được sử dụng làm công cụ để xác định xu hướng thị trường mà MA còn được dùng để lựa chọn điểm vào lệnh thích hợp.
- Hiện tại đường trung bình động được chia thành 4 loại khác nhau là làm trơn, giản đơn, có trọng số và theo cấp số nhân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chỉ đang sử dụng phổ biến 2 hình thức MA là SMA và EMA.
Đường trung bình động giản đơn (SMA)
Mô hình này sẽ giúp cho trader xác định xu hướng dễ dàng hơn. Nếu giá nằm trên đường SMA thì xu hướng thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng. Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường SMA thì xu hướng thị trường sẽ được dự đoán là giảm mạnh.
Hoặc trader cũng có thể quan sát được xu hướng thị trường thông qua độ dốc của đường SMA. Đường SMA càng dốc lên thì nó là Bullish. Ngược lại, đường SMA càng dốc xuống thì nó là Bearish.
Đường trung bình động theo cấp số nhân (EMA)
Đây là chỉ báo trong trade coin tương tự như SMA. Theo đó, nếu chỉ báo EMA phản ứng nhanh với thị trường thì nó sẽ tín hiệu của bullish và ngược lại.
Nhóm 2: Chỉ báo dao động – Trading Oscillators
Đây là chỉ báo trong trade coin phản ánh lên sự thay đổi dao động trong một khoảng thời gian xác định giữa các mức cụ thể so với giá trị của nó. Hiệu một cách đơn giản nhất là nó thực hiện so sánh giá hiệu chỉnh với giá gốc ban đầu của tài sản. Trong trade coin, Trading Oscillators sẽ thể hiện lên sự tăng trưởng cũng như khả năng đảo chiều của xu hướng thị trường.
Trong Trading Oscillators, chúng ta sẽ cùng phân tích thêm 3 nhánh chỉ báo trong trade coin của nó nhé.
Chỉ báo sức mạnh tương đối – Relative Strength Index
- Đây cũng là một chỉ báo trong trade coin đang được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì chúng có thể giúp bạn kiểm tra diễn biến của tiền điện tử hoạt động ra sao trong một khung thời gian nhất định.
- Cách thức hoạt động của chỉ báo này sẽ dựa vào thang điểm giá trị từ 0 đến 100. Nếu như giá trị mà trader nhận được dưới 30 thì thị trường đang quá mua. Nếu giá trị trên 70 thì thị trường đang biểu thị cho sự quá bán.
- Chúng ta sẽ có công thức tính RSI = 100 – 100/(1 + RS).
- Tuy nhiên, các nhà giao dịch sẽ thường sử dụng RSI kỳ 14. Con số 14 này biểu thị cho 14 ngày diễn biến đồ thị hàng ngày hoặc 14 giờ diễn biến đồ thị hàng giờ). Nhưng khung này là không bắt buộc, các nhà đầu tư có thể lựa chọn khung thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào phong cách giao dịch của mình cũng như chiến lược trading.
- Nếu như các nhà đầu tư phát hiện ra sự phân kỳ khi sử dụng RSI thì tức nghĩa thị trường đang được dự đoán là có xu hướng đảo chiều.
- Nhược điểm lớn nhất của RSI chính là mặc dù nó hoạt động trong phạm vi từ 0 đến 100 nhưng đôi khi nó sẽ đưa ra tín hiệu sai trong các giai đoạn xu hướng. Trader cần lưu ý về điều này nhé.
Chỉ báo Stochastic – Stochastic Oscillator
Chức năng chủ yếu của Stochastic Oscillator chính là dùng để so sánh giá đóng cửa với một khu vực giá trong một khoảng thời gian nhất định. Phạm vi mặc định là 14 nhưng tùy vào mục tiêu của từng nhà giao dịch mà có thể thay đổi lại thông số này.
Sự dịch chuyển của chí báo Stochastic Oscillator chỉ gói gọn trong phạm vi từ 0 đến 100 như các chỉ báo dao động khác. Khi giá rơi vào phạm vi sau thì thị trường sẽ biểu thị:
- Giá trị trên 80 thì chứng tỏ thị trường đang quá mua. Lúc này các trader nên thực hiện lệnh bán ra.
- Giá trị dưới 20 thì chứng tỏ thị trường đang quá bán. Còn trường hợp này thì trader nên thực hiện lệnh quá bán.
Ngoài ra, các ô tính toán của Stochastic Oscillator cũng được thể hiện dưới 2 giá trị là %K và %D. Theo đó:
- Nếu %K dưới %D thì đây là tín hiệu bán ra.
- Ngược lại, nếu %K trên %D thì đây là tín hiệu mua vào.
Chỉ báo CCI – Commodity Channel Index
Đây là chỉ báo trong trade coin dùng để đo lường sức mạnh sau mỗi hành động giá đang theo xu hướng đang tăng hay giảm. Chỉ báo này cũng hoạt động trong phạm vi từ 0 đến 100 như các chỉ báo dao động khác.
Công thức tính của chỉ báo CCI = (giá trung bình – đường trung bình động) / (0,015 x độ lệch chuẩn).
Chỉ báo CCI sẽ hoạt động như một kênh ẩn xung quanh đường trung bình động. Và nếu nhà giao dịch cho rằng kênh này được giữ vững thì hãy thực hiện theo nguyên tắc sau để phán đoán thị trường:
- Giá trị trên 100 thì thị trường đang ở vùng quá mua và nhà giao dịch nên vào lệnh bán ra.
- Ngược lại, giá trị dưới 100 thì thị trường đang ở vùng quá bán và nhà giao dịch nên vào lệnh mua vào.
Trường hợp thị trường thoát khỏi kênh ẩn thì các nhà giao dịch hãy vận dụng quy tắc của Donald R Lambert. Tìm hiểu chi tiết hơn về quy tắc này ở bài viết của Thuvientaichinh bạn nhé!
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn đầu tư tiền điện tử cho người mới bắt đầu
- Ethereum là gì? Thông tin chi tiết nhất về đồng tiền ảo ETH
- Blockchain là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Blockchain
- Cryptocurrency là gì ? Tìm hiểu về Crypto Currency cho người mới bắt đầu
- Binance Chain là gì ? Cập nhật nhữngThông tin mới nhất
- Tether (USDT) là gì? Hướng dẫn giao dịch chi tiết dành cho nhà đầu tư mới
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien