Phân tích các chỉ số tài chính quan trọng và ý nghĩa trong phân tích chứng khoán là một phần không thể thiếu đối với các nhà đầu tư chuyên về phân tích cơ bản. Thông qua các chỉ số tài chính nhà đầu tư sẽ hiểu được cách hoạt động của công ty cũng như đánh giá tính hiệu quả của chúng. Hay nói cách khác là bạn sẽ thực hiện so sánh dữ liệu trong báo cáo tài chính để kiểm tra được tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Ý nghĩa của các chỉ số tài chính trong phân tích chứng khoán
Thực tế, các chỉ số tài chính được sử dụng nhằm mục đích so sánh và phân tích. Dường như trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng sử dụng các chỉ số tài chính. Chẳng hạn như việc bạn đổ 1 lít xăng nhưng không biết bất kỳ điều gì về hiệu suất của chiếc xe. Tuy nhiên, khi bạn chia số km đã đi cho số lít xăng thì bạn sẽ biết được chiếc xe của mình đã đi được trong bao xa trên 1 lít xăng. Nếu bạn thực hiện so sánh số liệu này với những chiếc xe khác thì bạn sẽ biết được hiệu suất của chiếc xe mình có tối ưu hay không và nó đã tiêu tốn hết bao nhiêu nhiên liệu.
Các tỷ lệ tài chính cũng được nhà đầu tư sử dụng tương tự như vậy. Bằng cách so sánh báo cáo tài chính này với báo cáo tài chính khác nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về công ty. Cụ thể ý nghĩa của chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản cho phép nhà đầu tư:
- Các chỉ số tài chính quan trọng cung cấp cho nhà đầu tư cơ sở dữ liệu hữu ích để thực hiện so sánh và xếp hạng một số công ty cùng ngành với nhau.
- Thông qua các báo cáo tài chính như báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài chính. Các nhà đầu tư sẽ rút ra được kết luận và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
- Thông qua dữ liệu trong chỉ số tài chính các nhà phân tích chứng khoán sẽ biết được khá rõ về đội ngũ quản lý có kỹ năng như thế nào. Từ đó, bạn sẽ đánh giá được hoạt động kinh doanh của công ty đó.
Theo đánh giá của Thuvientaichinh thì ý nghĩa của các chỉ số tài chính quan trọng nhất là so sánh một công ty với các đối thủ cạnh tranh của nó. Thậm chí nó có thể so sánh hai số liệu mà tưởng chừng không liên quan gì với nhau. Chẳng hạn như tỷ lệ đo lường năng suất của nhân viên. Nhà đầu tư hãy lấy tổng doanh thu chia cho số lượng nhân viên hiện có để biết được doanh nghiệp mang lại bao nhiêu so với lực lượng lao động. Nếu tỷ lệ này cho ra kết quả càng cao thì chứng tỏ nhân viên làm việc có hiệu suất. Tiếp đó bạn sẽ lấy con số này so sánh với đối thủ cùng ngành và xem xét hiệu quả của đôi bên.
Các chỉ số tài chính quan trọng và cách áp dụng
Working Capital Ratio – Tỷ lệ vốn lưu động
Hiểu một cách đơn giản vốn lưu động chính là khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động. Nó được cho là một công cụ hữu hiệu giúp người sử dụng đánh giá được tình hình sức khỏe hay khả năng thanh toán các khoản nợ.
Công thức tính tỷ lệ vốn lưu động = tài sản hiện tại/nợ ngắn hạn.
Ví dụ như công ty A có tổng tài sản hiện tại là 4 triệu USD và nợ ngắn hạn là 2 triệu USD, tức nghĩa tỷ lệ vốn lưu động là 2:1. Lúc này đây công ty B cũng có tỷ lệ là 2:1 nhưng hiện đang có nhiều tiền mặt hơn trong tài sản vốn lưu động. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá là công ty B có khả năng thanh toán các khoản nợ tốt hơn.
Quick Ratio – Tỷ lệ thanh toán nhanh
Công thức tính tỷ lệ thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ phải trả.
Thông qua chỉ số tài chính này các nhà đầu tư sẽ biết được một doanh nghiệp có khả năng trả nợ bằng tiền mặt hoặc những khoản có giá trị như tiền mặt hay không? Ví dụ như công ty A có tổng tài sản hiện tại là 8 triệu USD, nợ ngắn hạn là 4 triệu USD và hàng tồn kho là 2 triệu USD. Chúng ta được tỷ lệ 1,5: 1.
EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Công thức tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu = thu nhập ròng/số cổ phiếu phổ thông.
Từ chỉ số tài chính thu nhập trên mỗi cổ phiếu nhà đầu tư sẽ biết được thu nhập trong tương lai khi mua vào một cổ phiếu. Trường hợp kết quả nhận được bằng 0 hoặc số âm thì thu nhập mà bạn nhận được cũng sẽ bằng 0 hoặc lỗ.
P/E – Tỷ lệ giá trên thu nhập
Công thức tính tỷ lệ giá trên thu nhập = Giá của 1 cổ phiếu/EPS.
Ví dụ như một doanh nghiệp có giá của 1 cổ phiếu ở thời điểm hiện tại là 46,51 USD. EPS trong 12 tháng là 4,90 USD. Tỷ lệ giá trên thu nhập sẽ bằng 46,51/ 4,90 = 9,49 USD. Tức nghĩa các nhà đầu tư phải bỏ ra 9,49 USD thu nhập hàng năm được tạo ra.
Debt-Equity Ratio – Tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu
Bạn đã từng đặt câu hỏi là điều gì sẽ xảy ra nếu mục tiêu đầu tư kỳ vọng của bạn đang vay tiền quá nhiều? Lúc này đây chắc hẳn nhà đầu tư sẽ cảm thấy bất an vì biên độ an toàn đằng sau các khoản nợ đang bị giảm xuống. Trong khi đó các khoản phí cố định của cổ phiếu lại tăng lên, vì thế nó làm giảm thu nhập có sẵn từ cổ tức. Với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư sẽ biết được tài khoản của mình có bị khủng hoảng tài chính hay không?
Công thức tính tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = (Nợ dài hạn + nợ ngắn hạn)/vốn chủ sở hữu.
ROE – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu các cổ đông sẽ biết được số tiền mà họ bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu lời.
Công thức tính tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi)/vốn cổ phần phổ thông.
Nếu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận càng tốt. Ngược lại, ROE càng thấp thì chúng ta cần xem xét lại tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng sinh lời của công ty đó.
Bài viết liên quan:
- Cách vẽ trendline? Làm thế nào để giao dịch với trendline
- Các loại đường EMA trong Forex
- Bid và ask là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch ngoại hối
- Mô hình nến búa ngược và cách sử dụng
- Cách sử dụng đường moving average hiện đại nhất
- Phân tích kỹ thuật forex nhanh chóng nhưng hiệu quả
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien