Nếu như bạn có theo dõi thị trường tiền điện tử thì sẽ biết được hầu hết các dự án coin đều được phát triển dựa trên blockchain. Tuy nhiên, vẫn có một số dự án khác có hướng đi riêng và sử dụng ứng dụng được cho là có khả năng thay thế blockchain, hay còn được gọi là DAG. Vậy DAG là gì? Điểm khác biệt giữa DAG và Blockchain là như thế nào? Đọc ngay bài viết này để “nạp” thêm kiến thức bạn nhé!
DAG là gì?
- DAG là từ khóa viết tắt của Directed Acyclic Graph, hay còn được gọi là đồ thị trực tiếp không tuần hoàn. Sau thời gian nghiên cứu thì admin nhận thấy rằng DAG cũng không khác quá nhiều so với Blockchain. Chỉ có một điểm nổi bật nhất là DAG sẽ không tồn tại khái niệm “thợ đào”. Vậy cụ thể là như thế nào? Mời bạn đọc tiếp nội dung sau để tìm hiểu rõ hơn nhé!
- Đối với DAG, nếu càng có nhiều nút cũng như số lượng người tham gia vào mạng lưới càng đông thì DAG sẽ tăng được mức độ bền vững cũng như uy tín trong giao dịch. Điểm này cũng chính là điểm khác biệt giữa DAG và Blockchain.
- Nếu như để tạo một khối mới trong blockchain thì cần phải có sự trợ giúp của Block trước và một nguồn lực tính toán. Nhưng đối với DAG thì sẽ khác một chút vì nó sẽ dựa vào mức độ tin cậy của ít nhất 2 site. Và cũng vì không cần dùng đến quá nhiều nguồn lực nên DAG không cần thợ đào. Kết quả là thời gian tạo khối cũng được giải quyết nhanh chóng hơn. Chính vì lẽ đó mà nhiều người vẫn đánh giá vô cùng khách quan về DAG.
Điểm khác biệt giữa DAG và Blockchain
Điểm khác biệt giữa DAG và Blockchain lớn nhất chính là DAG giảm số lượng thợ đào và người xác thực. Dựa trên khái niệm Thuvientaichinh giới thiệu ở trên thì chúng ta thấy được rằng, DAG sẽ hoạt động dựa trên mức độ uy tín từ ít nhất 2 site. Nhưng chính vì hướng đi khác biệt này nên sẽ có 2 luồng ý kiến xảy ra. Một là họ tán thành về tính năng tối ưu của DAG. Hại là họ cho rằng DAG vẫn chưa thật sự không có ý nghĩa gì cả.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận khách quan hơn, nếu như một nền tảng có thể loại bỏ các thợ đào thì việc gì sẽ xảy ra?
- Bạn có biết đến các cuộc tấn công 51% trên thị trường tiền điện tử hay không? Đây là cuộc tấn công do một nhóm thợ đào gây nên và nó sẽ tác động đến dự án cũng như giá trị của đồng tiền điện tử. Không những thế, bọn chúng cũng có thể chặn giao dịch đào của những trader khác. Nhận thấy được mối nguy hại này nên DAG đã ra đời và giảm thiểu quyền hạn của các thợ đào.
- Chi phí thợ đào có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến dịch vụ của một dự án tiền điện tử. Bởi vì các chi phí này vốn sẽ gây ảnh hưởng đến các giao dịch khác của trader cũng như lợi nhuận cuối cùng mà bạn nhận được.
Ví dụ điển hình nhất về dự án crypto sử dụng DAG đó là IOTA. Theo đó, cơ chế hoạt động trên dự án này là khi có một người phát hành “đồ thị trực tiếp không tuần hoàn” trở thành người xác thực thì các site được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để xác nhận site mới.
Tầm quan trọng của DAG đối với thị trường tiền điện tử
Giải quyết được vấn nạn Double-Spending
Như thông tin trên Thuvientaichinh có nhắc đến là cuộc tấn công 51% và nó sẽ liên quan đến vấn nạn Double-Spending. Theo đó, những thợ đào nào đang kiểm soát hơn 50% năng lực tính toán thì họ có thể chuyển ngược giao dịch Bitcoin về tài khoản của mình trong nhiều lần như thể giao dịch ban đầu chưa bao giờ xảy ra.
Và DAG có thể giải quyết được vấn nạn trên vì những người tham gia chỉ được phép thêm một giao dịch dưới mô hình này. Như vậy thì nhiều thợ đào sẽ cùng nhau giải quyết một mảnh ghép tính toán. Từ đó giúp hạn chế tình trạng đảo ngược sổ cái cũng như giúp cho giao dịch an toàn hơn.
Giao dịch diễn ra nhanh chóng
Thêm một điểm khác biệt giữa DAG và Blockchain, có thể nói tốc độ xử lý giao dịch cực kỳ nhanh chóng của DAG đang gây chú ý với nhiều dự án tiền điện tử mới. Bởi vì nó sử dụng cơ chế đồng thuận kết hợp giữa Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (POS).
Không có các thợ đào
Chính vì xây dựng được chức năng có thể thay thế các thợ đào nên DAG đã tối ưu hơn rất nhiều. Và đây cũng là lý do tại sao các giao dịch dường như được xử lý nhanh chóng ngay sau đó.
Hoàn toàn thân thiện với các giao dịch nhỏ lẻ
Tầm nhìn của DAG là tạo ra một hệ thống có thể tiết kiệm chi phí giao dịch gấp nhiều lần so với Blockchain. Chính vì thế mà nó đã giới hạn được số lượng thợ đào tham gia vào nền tảng. Theo đó, với những dự án áp dụng DAG thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể thanh toán các giao dịch nhỏ lẻ của mình.
Ví dụ như IoT Chain (ITC) – dự án đầu tiên sử dụng công nghệ DAG đang được nhiều người đặt kỳ vọng lớn. Nó cũng được xếp vào danh sách các dự án triển vọng của thế hệ Blockchain 3.0. Ưu điểm của dự án này chính là có khả năng xử lý hơn 10.000 giao dịch/giây và được hỗ trợ bởi nhiều quỹ đầu tư tài chính hàng đầu thế giới.
Bài viết liên quan:
- Binance là gì? Hướng dẫn cách đầu tư binance
- Mới tham gia đầu tư binance cần bao nhiêu vốn?
- Kinh nghiệm đầu tư coin chọn lọc mà nhà đầu tư mới có thể tham khảo
- Bitcoin là gì? Tìm hiểu các sàn uy tín nhất
- Tìm hiểu về chi tiết và cách sử dụng ví coin
- Ví coin nào đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien