Nếu như bạn muốn biết thêm một chút về cách đào coin thì bài viết này là nơi có những thông tin thú vị để bạn khai thác. Bởi vì Thuvientaichinh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Proof Of Stake là gì. Chưa dừng tại đó, chúng tôi cũng sẽ giúp bạn phân biệt được Proof Of Stake và Proof Of Work khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu Proof Of Stake là gì?
Proof Of Stake hay còn được gọi là một thuật toán đồng thuận được đưa vào thị trường Crypto sử dụng từ năm 2011. Chức năng chính của nó là dùng để xác thực các hoạt động trading trên mạng lưới blockchain. Mục đích ra đời của nó là nhằm khắc phục cũng như cải tiến các vấn đề liên quan đến quy mô mở rộng của Proof of Work trước đó.
Từ khi mới thành lập thì Proof Of Stake đã được sử dụng cho các đồng tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, có Binance Coin (BNB), Solana (SOL) và Cardano (ADA). Nếu như bạn muốn tham gia vào quá trình xác thực để nhận được phần thưởng từ mạng lưới thì cần phải Stake một lượng tài sản tương ứng coin của nền tảng blockchain đó.
Dường như những thuật ngữ chuyên ngành trên khá khó hiểu với một số độc giả mới. Tuy nhiên bạn hãy thử hình dung về việc ký gửi tài sản của mình vào trong một kho chứa và đổi lấy quyền được tham gia vào khai thác lợi nhuận trên mạng lưới.
Ưu điểm và nhược điểm của Proof Of Stake
Cũng như hầu hết các mạng lưới khác thì không có gì là hoàn hảo 100% cả. Các dự án luôn tồn tại song hành giữa ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể như thông tin phân tích bên dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề nhé.
Ưu điểm của Proof Of Stake
- Thiết bị của người sử dụng không cần phải có cấu hình cao để tham gia làm xác thực.
- Một điểm nữa là Proof Of Stake không sử dụng điện năng nhiều cũng như máy đào do đó POS rất thân thiện với môi trường.
- Ưu điểm đột phá nhất chính là nhà đầu tư có thể gửi coin của mình cho các người xác thực để gia tăng thêm quyền voting cũng như nhận thêm phần thưởng lãi suất tiền gửi.
Nhược điểm của Proof Of Stake
- Nếu như bạn muốn trở thành người xác thực thì hệ thống sẽ yêu cầu bạn phải staking một lượng coin nhất định. Trường hợp xấu nhất nếu như lợi nhuận bạn nhận được không đủ để bù vào khoảng thua lỗ do lạm phát hay sụt giá thị trường thì nguy cơ lỗ là cực kỳ cao. Do đó, người sử dụng cần phải chuẩn bị trước tâm lý cũng như một khoản tiền sẵn sàng thua lỗ.
- Nếu như dự án bạn chọn không tối ưu và tồn tại nhiều lỗ hổng thì khả năng hack tài khoản là cực kỳ cao. Đặc biệt là đối với các nhà giao dịch Việt Nam không được luật pháp bảo vệ khi tham gia hoạt động Crypto thì cần lưu ý hơn về điều này.
- Nếu như muốn mở khóa thì những người tham gia xác thực cần phải mất một khoản thời gian nhất định thì mới rút được coin staking. Chính vì vậy, khi thị trường biến động quá xấu cũng như cần thanh khoản tài sản thì sẽ không làm được.
- Vì bản chất của Proof Of Stake là phi tập trung, do đó những ai nắm giữ token của dự án có thể tham gia sự kiện sớm hơn. Nghe có vẽ là nó rất công bằng nhưng đâu đó vẫn tồn tại mặt trái. Cụ thể nếu như một người tích lũy lượng coin hay các nhóm cá voi kết hợp liên minh với nhau thì bản chất của voting sẽ nằm hoàn toàn vào tay họ.
Proof Of Stake và Proof Of Work khác nhau như thế nào?
Proof Of Stake và Proof Of Work đều xây dựng để trở thành cơ chế đồng thuận nhằm có thể gia tăng tính an toàn và bảo mật cho hệ thống blockchain. Nhưng đâu đó, giữa hai mạng lưới vẫn tồn tại điểm khác biệt.
Điểm khác biệt | Proof of Stake | Proof of Work |
Ai có thể tham gia xác thực vào mạng lưới? | Nếu như nhà giao dịch càng tham gia stake nhiều thì sẽ càng có khả năng để trở thành Validator. | Nếu như có khả năng thanh toán càng cao thì việc xây dựng nên một khối trong mạng lưới sẽ càng lớn. |
Một khối sẽ được khai thác như thế nào? | Đối với POS thì hệ thống sẽ xác định người trúng thưởng một cách ngẫu nhiên. Và dựa vào số lượng coin mà người tham gia stake. | Người tham gia sẽ giải những bài toán phức tạp dựa trên nguồn tài nguyên của mình để có thể cạnh tranh với những thợ đào khác. |
Thiết bị khai thác | Mạng lưới này không giới hạn về thiết bị khai thác. Bạn có thể sử dụng máy tính hay điện thoại di động đều được cả. | Người tham gia cần phải có một phần cứng chuyên nghiệp. Theo đó, bạn cí thể tham khảo đến ASIC, CPU và GPU. |
Cách phân bổ phần thưởng? | Nếu như người tham gia đã xác thực tài khoản thì có thể nhận được một phần phí giao dịch. | Những ai khai thác khối đầu tiên sẽ nhận được phần thưởng. |
Tính bảo mật của mạng | Mạng lưới sẽ thực hiện lock coin để bảo mật hệ thống. | Mạng sẽ càng an toàn nếu như Hàm băm càng lớn. |
Tổng kết
Giữa Proof Of Stake và Proof Of Work thật khó để có thể đánh giá được mạng lưới nào tốt nhất. Bởi vì mỗi cái đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của mình. Đối với Proof Of Work thì có thể đảm bảo an toàn cho mạng lưới một cách tối ưu nhất nhưng nó lại tạo ra một lượng khí thải lớn. Còn riêng đối với Proof Of Stake thì sẽ có nhiều tính năng thích hợp với những dự án mới ưa chuộng hơn trong tương lai.
Bài viết liên quan:
- Binance staking là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ staking trên Binance
- Tìm hiểu về Binance Smart Chain
- Hướng dẫn phân biệt Binance Chain và Binance Smart Chain
- Pi Network là gì? Pi coin có lừa đảo hay không?
- Kadena (KDA) coin là gì? Có nên đầu tư không KDA coin hay không?
- XMR Coin là gì? Đánh giá chi tiết đồng Monero coin (XMR)
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien