Cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) hay còn được gọi là cổ phiếu “vàng trắng” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Đặc biệt nhất là khi nó lọt vào top cổ phiếu tiềm năng của rổ chứng khoán VN30 của sàn HOSE. Mặc dù giá cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) tăng khá chậm kể từ khi lên sàn. Nhưng giai đoạn sau năm 2020 đã giúp cho mã này ghi nhận được nhiều dấu ấn ấn tượng. Vậy tiếp theo năm 2023, nhận định đánh giá cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) sẽ như thế nào? Bạn có đặt kỳ vọng vào mã này không? Nếu có thì hãy đọc qua bài viết này của chúng tôi nhé!
Đôi nét về Tập đoàn Cao Su Việt Nam
Tập đoàn Cao Su Việt Nam chính thức hoạt động từ năm 2006, với ngành nghề kinh doanh cốt lõi là trồng, chế biến, kinh doanh cao su, chế biến gỗ nhân tạo; công nghiệp cao su. Ngoài ra họ cũng triển khai thêm một số hoạt động kinh doanh phụ như đầu tư tài chính, tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong sản xuất,…
Theo thống kê của chúng tôi thì hiện tại tập đoàn Cao Su Việt Nam đang quản lý hơn 320.000 tấn cao su các loại. Mặc dù sản lượng này chỉ chiếm 30% của tổng nước nhưng nó vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động thúc đẩy ngành công nghiệp cao su nước ta phát triển.
Trong giai đoạn năm 2020, mặc dù tập đoàn này gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ covid 19 cũng như lũ lụt. Nhưng tâp đoàn đã cố gắng vượt lên nghịch cảnh và gặt hái được nhiều kết quả nổi bật. Chẳng hạn như lợi nhuận sau thuế họ đạt được là 5.230,2 tỷ đồng, tăng 36,4% so với năm 2019.
Năm 2021, có thể nói cũng là một năm đầy dấu ấn của tập đoàn. Bởi lẽ họ đã được phê duyệt quyết toán cổ phần hóa.
Tìm hiểu cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam)
Vào tháng 2 năm 2018, cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó mã mang lại nhiều lợi thế cho tập đoàn này. Vậy thì tổ chức nào đang nắm giữ cổ phần lớn nhất tại Tập đoàn Cao Su Việt Nam? Đó chính là Ủy ban quản lý vốn Nhà nước với tỷ lệ sở hữu 96,77% cổ phần. Người đứng sau thứ hai là chủ tịch hội đồng quản trị – ông Trần Ngọc Thuận với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 0,01%.
Lịch sử giá cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam)
Thời điểm mới được niêm yết cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) tăng trưởng khá chậm so với những đối thủ cùng ngành. Nhưng ngày nay chúng ta thấy đó, giá cổ phiếu đã tăng gấp 3 lần. Điều này chứng tỏ về tiềm năng tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam).
Trong suốt thời gian qua, cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) đã có thời điểm chỉ đạt 7.790 đồng/cổ phiếu (giai đoạn 30/3/2020). Nhưng nó cũng đã lập đỉnh ở mức 42.100 đồng/cổ phiếu (giai đoạn 02/11/2021).
Hiện tại giá cổ phiếu đang nằm ở mức 26,800 đồng trên một cổ phiếu. Mặc dù không đạt được thành tích đỉnh như trước đó, nhưng cổ phiếu này vẫn đang duy trì ổn định. Khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 1,427,000. Tỷ lệ P/E đạt 27.12.
Nhận định đánh giá cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) trong năm 2023
Hiện nay các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm đến những mã chứng khoán an toàn, linh hoạt và có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn. Cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) đang quy tụ được hết những điều này. Chúng ta có thể đánh giá triển vọng của cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) trong năm 2023 thông qua một vài yếu tố quan trọng sau đây. Hãy cùng Thuvientaichinh phân tích bạn nhé!
Lợi thế bất động sản khu công nghiệp
Hiện nay, tập đoàn Cao Su Việt Nam đang hoạt động kinh doanh chính trong 3 mảng cao su, gỗ và khai thác bất động sản khu công nghiệp. Theo đó, doanh thu của 3 lĩnh vực này được phân bổ như sau: cao su chiếm 70% tổng doanh thu, gỗ chiếm 20% và khai thác bất động sản khu công nghiệp chiếm 7%.
Tuy nhiên mảng thứ 3 lại đang có nhiều “đất khai thác” nhất trong năm 2022. Nhất là trong thời điểm dịch chuyển sản xuất từ nước ngoài đang đổ bộ vào Việt Nam thời gian gần đây. Theo ước tính thì mảng này có thể mang về biên lợi nhuận gộp trung bình khoảng 60% trong thời gian tới. Nó sẽ cao hơn cả mảng cao su và gỗ.
Thêm vào đó, doanh nghiệp này đang có những kế hoạch “xưng bá” mà ít tập đoàn nào có thể thực hiện được. Cụ thể thì họ dự tính sẽ gộp 20 công ty nông nghiệp TNHH thành 1 công ty cổ phần. Hoạt động này giúp họ đạt được mục tiêu tăng nguồn vốn huy động từ bên ngoài cũng như giảm vốn của Tập đoàn tại các đơn vị này.
Định hướng phát triển của tập đoàn
Trong thời gian 3 năm tới, tập đoàn đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu tỷ trọng ngành nghề kinh doanh chính. Phần khác thì họ sẽ thực hiện thoái vốn ở một số công ty và sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp.
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tập đoàn đang đẩy mạnh kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra có đáp ứng tiêu chuẩn cũng như phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không. Từ đó, họ có thể phát huy tối đa tiềm lực nội tại của các sản phẩm chủ chốt.
Với thông tin phân tích trên, kể từ năm 2022. tập đoàn Cao Su Việt Nam đang “ươm mầm” rất nhiều dự án phát triển cũng như gia tăng lợi nhuận. Nếu như bạn đang phân vân về cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) thì hãy đưa ra quyết định ngay bây giờ nhé. Bởi giá cổ phiếu GVR (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) cũng đang nằm ở ngưỡng cho phép với túi tiền của một số nhà đầu tư. Trong khi đó, tiềm lực phát triển của cổ phiếu này trong tương lai lại rất lớn. Chính vì vậy, bạn sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận lớn từ mã này.
Bài viết liên quan:
- Các thuật ngữ trong forex tất cả nhà đầu tư cần biết
- Thị trường forex mấy giờ mở cửa
- Cách đăng ký tài khoản forex dễ nhất
- Hướng dẫn xem biểu đồ forex chi tiết cho người mới
- Sử dụng metatrader 4 như thế nào là hiệu quả
- Phần mềm mt5 hoạt động như thế nào?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien