Tiến trình phân tích hoạt động của một doanh nghiệp trải qua rất nhiều công đoạn. Và để đạt được giao dịch chứng khoán tối ưu nhất bạn cần phải biết đến các công cụ chỉ số tài chính, trong đó có NAV (Net Asset Value).
Vậy NAV là gì? Công thức tính chỉ số Net Asset Value như thế nào? Ý nghĩa của chỉ số NAV ra sao? Đừng vội, hãy đọc bài viết này để tìm đáp án cho mình bạn nhé!
NAV là gì?
- NAV là một chỉ số tài chính quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư cổ phiếu. Bởi vì chỉ số Net Asset Value quy tụ tất cả thông tin về nguồn vốn của doanh nghiệp. Bao gồm, vốn điều lệ, vốn được tạo ra từ lợi nhuận và vốn thu được từ phát hành cổ phiếu.
- Một khi bạn sử dụng chỉ số này thì sẽ xác định được giá trị tài sản mà một công ty hiện có có đúng với thông tin hay mức định giá thực tại hay không. Chẳng hạn như công ty đang có vốn NAV cao nhưng tổng vốn cổ đông thấp thì đây có thể là nguồn tiền từ đi vay.
- Chính vì vậy, những người chơi chứng khoán có thể dựa vào Net Asset Value để đánh giá giá trị tài sản ròng của công ty phát hành cổ phiếu. Từ đó, bạn sẽ đưa ra quyết định giao dịch một cách tối ưu hơn.
Công thức tính chỉ số NAV (Net Asset Value)
Nghe đến công thức tính toán một chỉ số tài chính, có lẽ một số nhà đầu tư mới đọc bài viết này sẽ thấy ngao ngán. Tuy nhiên, cách tính chỉ số Net Asset Value vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy:
- (Tài sản – nợ phải trả) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Trong đó,
- Tài sản chính là tất cả nguồn tiền mà một doanh nghiệp có được. Chúng sẽ bao gồm tất cả thể loại chứng khoán hay tổng số lượng tài sản mà doanh nghiệp đang có (bảng cân đối kế toán). Tùy theo mục đích phân tích, độc giả sẽ lựa chọn con số thích hợp nhất.
- Nợ phải trả thì quá đơn giản, nó sẽ bao gồm tất cả nợ mà một doanh nghiệp phải trả cho bên cho vay. Chẳng hạn như đó là tổng nợ của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán hoặc lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí hoạt động,…cũng được tính trong hạng mục này.
Ví dụ về cách tính chỉ số NAV
- Công ty thép ABC đang có tổng tài sản ghi nhận được trong năm 2021 là 100 tỷ đồng. Nợ phải trả là 60 tỷ đồng. Trong khi đó số lượng cổ phiếu thép đang lưu hành là 1.000.000.
- Từ thông tin trên chúng ta có được công thức tính chỉ số NAV = (100.000.000.000 – 60.000.000.000)/ 1.000.000 = 40.000 đồng.
- Như vậy, giá trị thuần trên mỗi cổ phiếu mà công ty thép ABC ghi nhận được là 40.000 đồng.
Ý nghĩa của chỉ số NAV
Nếu như bạn đang bâng khuâng không biết nên lựa chọn cổ phiếu nào là tối ưu thì nên kết hợp phân tích chỉ số NAV để ghi nhận được kết quả “đẹp” nhất bạn nhé. Bởi vì nó giúp cho các nhà đầu tư biết được:
- Nếu chỉ số NAV > mệnh giá cổ phiếu: Thông tin này sẽ phản ánh lên công ty phát hành cổ phiếu đã có đủ hoặc dư nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Như vậy chứng tỏ công ty ấy đang “ăn nên làm ra” và có triển vọng trong tương lai.
- Nếu chỉ số NAV không đổi nhưng tổ chức có lợi nhuận cao: Điều này thể hiện công ty đang có một khoản làm ăn tốt trong ngắn hạn. Chính vì vậy giai đoạn này các trader nên xem xét mua vào cổ phiếu của họ.
- Nếu chỉ số NAV không đổi nhưng tổ chức không tạo lợi nhuận tốt: Đây là một chuyện đáng buồn đối với công ty vì họ làm ăn thua lỗ. Tổng nợ lớn hơn NAV. Nếu đầu tư bạn có thể gặp nhiều rủi ro nên cần cân nhắc nhé!
Lưu ý khi sử dụng chỉ số NAV vào lựa chọn các quỹ đầu tư
Có thể nói sự tác động của chỉ số NAV cực kỳ rộng, không chỉ doanh nghiệp mà quyết định rót vốn vào các quỹ đầu tư của trader cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thông qua chỉ số này bạn sẽ đánh giá được đâu là quỹ đầu tư phù hợp nhất với chiến lược của mình.
Tuy nhiên, để đạt được lựa chọn tối ưu nhất bạn cần lưu ý 3 điều sau:
- Thứ nhất: Căn bản giá chứng chỉ quỹ khi mới phát hành là y nhau, 10.000 VNĐ/ chứng chỉ quỹ. Nhưng theo thời gian, mỗi quỹ sẽ có sự thay đổi tỷ lệ NAV/CCQ khác nhau. Chính vì vậy, trader không thể nào dùng NAV so sánh giữa 2 quỹ khác nhau.
- Thứ hai: Nếu bạn muốn có thêm cơ hội mua vào nhiều chứng chỉ quỹ thì hãy căn cứ vào tỷ lệ NAV/CCQ. Bởi NAV/CCQ thấp đồng nghĩa với việc giá trị tài sản bị định giá thấp. Tuy nhiên trường hợp này thường xuất hiện với những quỹ đầu tư nào có thời gian hoạt động ngắn. Nếu bạn muốn kiếm lãi lớn thì cần mất nhiều thời gian chờ đợi.
- Thứ ba: Ngược với lưu ý 2, nếu tỷ lệ NAV/CCQ cao thì chứng chỉ quỹ đang được định giá rất cao. Như vậy sẽ hạn chế số lượng người mua vào. Tuy nhiên, đây mới chính là các quỹ đang hoạt động thu lại lợi nhuận cao và có tốc độ tăng trưởng ổn định. Trader sẽ không cần chờ đợi quá lâu để kiếm lãi.
Bài viết liên quan:
- Rank các sàn giao dịch Forex uy tín
- Tìm hiểu về sự vận động của thị trường Forex (Ngoại hối) ở Việt Nam
- Một số thuật ngữ Forex cơ bản nhất cho trader
- Forex là gì? Thị trường Forex hoạt động ra sao?
- 3 loại biểu đồ Forex và đặc điểm của từng loại biểu đồ
- Tổng hợp các mô hình biểu đồ trong Forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien