Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán mà không biết đến các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow. Trước đó ở phần 1, Thuvientaichinh đã giới thiệu đến nguồn gốc cũng như 3 nguyên tắc cơ bản nhất giúp hình thành nên sự phát triển của phân tích kỹ thuật ngày nay.
Với phần 2 này chúng tôi sẽ giới thiệu 3 nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow còn lại. Chắc chắn, sau khi đọc xong bài viết này, sẽ có nhiều nhà đầu tư ước rằng mình biết đến lý thuyết này sớm để đầu tư tối ưu hơn.
Tổng quan về lý thuyết Dow
Tiếp nối chuỗi bài học liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow thì Thuvientaichinh sẽ nhắc lại một số thông tin giới thiệu quan trọng để các nhà đầu tư cùng gợi nhớ lại nhé.
Có thể nói lý thuyết Dow chính là một trong những trường phái phân tích kỹ thuật đáng chú ý đến nhất. Bởi vì nó có xuất thân từ 1 vị huyền thoại “danh bất hư truyền” trong giới đầu tư chứng khoán. Đó là Charles H.Dow. Ngoài ra, Charles H.Dow còn là người đã sáng lập nên chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Đây là một chỉ số tài chính đứng đầu Hoa Kỳ và nổi tiếng khắp thế giới.
Trong nội dung của lý thuyết Dow, bằng cách các nhà giao dịch phân tích thị trường một cách tổng thể nhất thì bạn có thể đánh giá một cách chính xác nhất về xu hướng cổ phiếu trên thị trường.
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow (phần 2)
Sau đây là phần quan trọng nhất của bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow phần 2. Hãy ghi chú lại các thông tin quan trọng sau đây bạn nhé.
Nguyên tắc thể hiện mối tương quan giữa các chỉ số
Có thể nói mối tương quan giữa các chỉ số là một câu hỏi khó giải thích và thường xuyên được nhắc đến trong lý thuyết Dow. Theo đó, lý thuyết này chứng minh rằng không quan trọng thị trường đang theo xu hướng tăng hay giảm thì nó vẫn có mối tương quan khi 2 chỉ số bình quân đưa ra một tín hiệu củng cố lẫn nhau. Tức nghĩa là khi thị trường có sự đảo chiều từ tăng sang giảm thì phải xác định 2 chỉ số. Có nghĩa là những dấu hiệu của chỉ số này phải tương ứng với những dấu hiệu xảy ra của chỉ số còn lại.
Và theo như Charles H.Dow thì cả hai chỉ số này phải vượt qua được ngưỡng đỉnh cao thứ hai của đợt giá trước để chứng tỏ thị trường sẽ tăng giá và tiếp diễn xu hướng.
Lý thuyết nghe có vẻ khó nhằn, Bạn hãy nhìn vào hình ảnh bên dưới đây để xem xét xu hướng dài hạn giữa 2 chỉ số Dow công nghiệp Industrial và đường sắt Transports. Và chúng ta thấy được rằng cả hai chỉ số này đều có một xu hướng tăng tiếp diễn theo thời gian.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo hình ảnh tiếp theo để phân tích mối tương đồng giữa 2 chỉ số trong lý thuyết Dow. Vào thời điểm năm 1997 thì chỉ số transports đường sắt đã thể hiện nên sự phá vỡ trước đó so với chỉ số công nghiệp. Cho đến giai đoạn tháng 5 cùng năm thì chỉ số công nghiệp Industrial đã thể hiện nên mức giá cao trước đó so với chỉ số đường sắt.
Nguyên tắc khối lượng giao dịch phải tương ứng với xu hướng
Theo lý thuyết Dow thì khối lượng giao dịch và xu hướng có mối quan hệ như sau:
- Đầu tiên khối lượng giao dịch sẽ tăng lên nếu như giá dịch chuyển theo xu hướng chính.
- Nếu xu hướng đang tăng thì khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng theo nếu như giá tăng. Ngược lại, khối lượng giao dịch sẽ giảm nếu như giá giảm.
- Nếu xu hướng giảm thì khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm hoặc giảm khi giá phục hồi mức tăng.
Với tư tưởng của Charles H.Dow thì khối lượng giao dịch là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đo lường được tính mạnh yếu của xu hướng một sản phẩm tài chính. Hay nói cách khác, đây là nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow mà các nhà đầu tư không nên bỏ sót. Theo đó, khi ông quan sát tín hiệu mua và bán trên thị trường đầu tư chứng khoán thì hoàn toàn dựa vào giá đóng cửa. Tức nghĩa như khối lượng giao dịch càng lớn thì chuyển động càng nhiều và xu hướng thị trường cũng đang tăng.
Nguyên tắc xu hướng sẽ tiếp diễn khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Hiện nay có khá nhiều nhà giao dịch bị nhầm lẫn giữa sự hiệu chỉnh thứ cấp trong xu hướng hiện tại với tín hiệu xu hướng đảo chiều mới xuất hiện đầu tiên. Chính vì lẽ đó mà bạn cần phải thật kiên nhẫn để quan sát diễn biến thị trường đang hoạt động như thế nào. Từ đó nhận định rõ xu hướng đảo chiều và đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn hơn.
Hiện nay, thị trường chứng khoán xuất hiện rất nhiều công cụ giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường. Thậm chí một số chỉ báo sẽ cung cấp các tín hiệu sớm về nguy cơ mất xung lượng. Nếu như bạn sử dụng các chỉ báo này mà chúng không cho thấy điều gì thì chứng nghĩa xu hướng vẫn còn sẽ tiếp diễn tiềm năng.
Kết luận
Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow còn lại mà bạn cần phải tìm hiểu. Hy vọng bạn đã hiểu rõ về bức tranh tổng quát và vận dụng được lý thuyết này vào trong chiến thuật của mình.
Bài viết liên quan:
- MT4 là gì? Cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 2022
- Giao dịch sàn Forex có hợp pháp không ?
- Moving Average là gì ? Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Mô hình nến búa ngược là gì? Tìm hiểu từ A-Z
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien