Khi đã có tài khoản trên sàn giao dịch tài chính, thì bạn cần tìm hiểu về sàn giao dịch là vô cùng quan trọng, để nói lên rằng bạn có thể thanh công hay thất bại. Hiện nay, sàn forex được chia làm 2 loại là: Dealing Desk và No Dealing Desk.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được cách thức hoạt động của 2 sàn này hoặc cho rằng sàn Dealing Desk là lừa đảo. Vậy sàn Dealing Desk và có gì khác so với sàn No Dealing Desk là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Khái quát các thông tin về Dealing Desk
- Dealing Desk hay còn được gọi là mái nhà, nhà tạo lập thị trường sàn ôm lệnh. Sàn tạo ra thị trường cho các trader, xây dựng hệ thống khớp lệnh nội bộ với nhau, nghĩa là: khi bạn muốn mua, họ sẽ bán cho bạn, khi bạn muốn bán, họ sẽ mua cho bạn.
- Các nhà tạo lập thị trường cung cấp cả báo giá bán và mua, có nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng, họ không quan tâm với các quyết định của một nhà giao dịch cá nhân.
- Vì các nhà tạo lập thị trường kiểm soát giá mà các lệnh được thực hiện, điều này cũng rất ít rủi ro để họ thiết lập các mức chênh lệch cố định (sau này bạn sẽ hiểu tại sao điều này lại tốt hơn )
- Các sàn Dealing Desk chủ yếu tạo ra lợi nhuận bằng cách mua tại giá thấp hơn và bán tại giá cao hơn, bằng cách tận dụng spread giữa giá Bid và giá Ask.
Ưu nhược điểm của sàn Dealing Desk
- Ưu điểm: Sàn Dealing Desk sử dụng mức Spread cố định, nhờ đó trader sẽ tránh được rủi ro khi thị trường biến động mạnh. Điểm mạnh có thể thấy của các sàn Forex Dealing Desk là tốc độ khớp lệnh cực nhanh nhưng lại có nhiều tranh cảnh đối với mô hình này vì nhiều trader cho rằng sàn Dealing Desk là dạng ôm lệnh. Nghĩa là lợi nhuận của trader tương đương tổn thất của sàn Forex.
- Nhược điểm: Mức Spread cố định của sàn Dealing Desk thường khá cao. Điều này đồng nghĩa trader phải trả phí giao dịch cao hơn so với loại sàn No Dealing Desk. Ngoài ra, trong một số trường hợp trader sẽ bị từ chối khớp lệnh hoặc bị requote (Requote là một tin nhắn pop up trên màn hình giao dịch nói là giá thị trường đã thay đổi và giá của bạn đang thấp hơn giá thị trường).
Khái quát các thông tin về No Dealing Desk
- No Dealing Desk(NDD) giống như những người xây dựng cây cầu: họ xây dựng một cấu trúc trên một địa hình không thể vượt qua hoặc khó vượt qua để kết nối hai khu vực. NDD có thể tính một khoản hoa hồng rất nhỏ cho giao dịch hoặc chỉ cần tăng giá bằng cách tăng mức chênh lệch một chút.
- Sàn Forex No Dealing Desk không giữ lệnh giao dịch của trader mà sẽ trực tiếp chuyển cho các nhà cung cấp thanh khoản. No Dealing Desk là Sàn đẩy lệnh. Trong đó, sàn No Dealing Desk được chia nhỏ thành 02 loại khác là STP và ECN.
- Sàn Forex dạng No Dealing Desk sẽ không giữ các lệnh giao dịch của bạn mà sẽ chuyển cho các nhà thanh khoản trực tiếp.
- Khi khách hàng đặt lệnh Mua/Bán qua Sàn, có nghĩa là khách hàng đặt lệnh mua bán trực tiếp với giá của thị trường.
- Như vậy, sàn chỉ đóng vai trò liên kết trader và các nhà cung cấp thanh khoản với nhau.
- Các Brokers (nhà môi giới) trên sàn No Dealing Desk kiếm lợi nhuận bằng 1 trong 2 cách: hoặc họ sẽ hiển thị mức Spread tăng lên một chút, hoặc họ sẽ tính phí hoa hồng (rất ít) ở mỗi lần giao dịch.
Ưu nhược điểm của sàn No Dealing Desk
- Ưu điểm: Mức Spread thả nổi thường thấp (trong điều kiện thị trường bình thường), không xảy ra hiện tượng trader bị requote hoặc bị từ chối khớp lệnh.
- Nhược điểm: Khi thị trường có biến động lớn, Spread sẽ tăng mạnh gây bất lợi cho trader, thậm chí dễ thua lỗ.
Nên chọn Dealing Desk hay No Dealing Desk
- Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Tùy thuộc vào bạn quyết định xem bạn có spread thấp hơn nhưng phải trả hoa hồng cho mỗi giao dịch, hay là mức Spread cao hơn và không có hoa hồng.
- Việc quyết định xem bạn muốn có mức spread chặt chẽ hơn hay bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi trả tiền hoa hồng cho một mức spread thay đổi trên mỗi giao dịch là tùy thuộc hoàn toàn ở bạn.
- Ví dụ, các sàn Dealing Desk có ưu điểm là thanh khoản cao, tỷ lệ khớp lệnh tốt. Tuy nhiên, sàn cung cấp một mức spread cố định và được cho là cao hơn khi thị trường bình thường. Trong khi đó, các sàn No Dealing Desk có sự thay đổi về spread, spread sẽ thấp khi điều kiện thị trường bình thường và tăng cao khi thị trường biến động mạnh.
- Ngoài ra, việc lựa chọn sàn môi giới Forex loại nào để giao dịch ngoài hình thức hoạt động còn phải đánh giá thêm các tiêu chí quan trọng như :giấy phép, chi phí giao dịch, tốc độ nạp rút tiền, hỗ trợ khách hàng, …
Trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản giữa sàn Forex Dealing Desk và No Dealing Desk, ưu nhược điểm giữa hai loại sàn cũng như sự khác biệt giữa chúng. Chúng tôi, mong rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm bắt được đặc điểm các sàn và chọn lựa được sàn giao dịch phù hợp nhất. Hy vọng gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Bài viết liên quan:
- Bid và Ask là gì? Giá Bid và Ask trong giao dịch Forex
- Đường EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong Forex tốt nhất
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Scalping là gì? Ứng dụng scalping trong Forex
- (Triangle) là gì? Cách giao dịch với các mô hình tam giác
- Bloomberg là gì? Những thông tin quan trọng về Bloomberg
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien