Với tình hình bất ổn của nền kinh tế thời gian gần đây đã làm cho nhiều người sợ hãi “Liệu thế giới có tiếp tục rơi vào khủng hoảng kinh tế như năm 2008 hay không?” Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 là một sai lầm mà thế giới không bao giờ muốn lặp lại. Vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một chút về toàn cảnh khủng hoảng kinh tế 2008 nhé. Cũng như phân tích nguyên nhân và hậu quả của đợt suy thoái này.
Phân tích nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 được xem là cuộc “đại suy thoái” chưa từng có. Các quốc gia phải mất đến hàng chục năm thì mới có thể khôi phục lại được nền kinh tế ổn định. Sau đây là một số lý do được cho là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
Vay vốn mua nhà tràn lan
Bắt nguồn đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 xuất phát từ chính sách cho phép ngân hàng đầu tư vào các sản phẩm phái sinh có mức đòn bẩy cực kỳ cao, cụ thể đó là nhà ở. Cũng vì một phần mức lợi nhuận từ kênh này cao nên ngân hàng đã khuyến khích khách hàng của mình tạo ra các khoản vay dưới chuẩn. Dường như các ngân hàng chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt mà quên đi khách hàng của mình không có khả năng chi trả.
Kèm theo đó, năm 2006 FED đưa ra chính sách tăng lãi suất. Những người đi vay không còn khả năng chi trả vì đòn bẩy quá cao cùng với bong bóng nhà đất đang được “thổi phồng”. Ngay lúc này các ngân hàng với vỡ lẽ là các tài sản mình đang nắm giữ đã vô giá trị.
Các ngân hàng thiếu nguồn vốn dự phòng rủi ro
Thời điểm ấy, các ngân hàng cho vay một khoản tiền lớn nhưng tài sản thế chấp lại ít hơn. Chính vì vậy, khi nguồn tiền đã cạn thì họ không còn nguồn vốn dự phòng rủi ro nào cả. Chỉ tính đến năm 2007 các ngân hàng bắt đầu hoảng loạn và ngừng cho vay lẫn nhau.
Kết quả là các khoản cho vay liên ngân hàng tăng đột biến. Ngay cả Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng đã bơm thanh khoản nhưng chẳng đủ vào đâu cả.
Sử dụng những tài sản phức tạp làm thế chấp
Để nhận được các khoản vay, người đi vay giai đoạn đó có thể thế chấp tài sản nhưng nó mang tính chất cực kỳ phức tạp. Chẳng hạn như chứng khoán cầm cố. Và khi đến giai đoạn giá nhà ở giảm chóng mặt thì giá trị các tài sản cầm cố cũng giảm mạnh theo.
Lúc này đây các công ty bảo hiểm phải bán cổ phiếu của mình để cầm cố. Dần dần thiệt hại tín dụng tăng mạnh và làm cho các công ty bảo hiểm cũng như ngân hàng không còn đủ sức để gắng gượng được nữa.
Sai lệch về tỷ giá tiền tệ
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 có thể nhắc đến là do sự sai lệch về tỷ giá tiền tệ. Ngay tại thời điểm ấy, cuộc khủng hoảng đã làm cho giá trị của đồng đô la Mỹ suy yếu mạnh khiến cho rủi ro về tiền tệ bắt đầu tăng cao do tỷ giá thay đổi. Vô hình chung, sự sai lệch về tỷ giá tiền tệ của những người đi vay đã tác động tiêu cực đến các khoản cho vay của ngân hàng lớn trên thế giới.
Phân tích hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 phải nói là cực kỳ khủng khiếp. Dựa theo các con số biết nói bên dưới đây. Bạn sẽ biết được cuộc đại khủng hoảng đã gây ra những gì.
- Ước tính có khoảng 10.000 tỷ đô la Mỹ bị trôi theo “dòng chảy” khủng hoảng.
- Giai đoạn năm 2008 – 2009, có đến hơn 30.000 triệu người bị mất việc.
- Khoản 50.000.000 người dân quay trở lại cuộc sống chuẩn dưới nghèo.
- Tính trong giai đoạn đó đã có hơn 3.8 triệu người dân Hoa Kỳ bị tịch thu nhà cửa và có hơn 8.000.000 ngôi nhà bị tịch thu.
- Giá nhà ở giảm cực mạnh, ước tính lên đến 40%, thậm chí ở một thành phố khác của Mỹ còn giảm mạnh hơn nữa.
- Chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu của 500 công ty vốn hóa thị trường lớn nhất đồng loạt giảm 38.5% trong năm 2008. Điều này thể hiện cho việc toàn thị trường chứng khoán giai đoạn này cũng rơi vào khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động như thế nào đến Việt Nam?
Giai đoạn năm 2008 – 2009, nền kinh tế nước ta cũng chịu nhiều thiệt hại lớn từ cuộc khủng hoảng này. Cụ thể:
- Đối với hệ thống tài chính, ngân hàng: Trong ngắn hạn đã có một số ngân hàng nhỏ bị giảm lợi nhuận, thậm chí là rơi vào thua lỗ cùng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh mẽ.
- Đối với hoạt động xuất khẩu: Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu “béo bở” của Việt Nam. Và khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 xảy ra, nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ cũng đã giảm mạnh. Từ đó kéo theo vấn đề xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị trì trệ.
- Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến năm 2009 kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 xảy ra, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm mạnh. Cụ thể từ mức 70 tỷ đô la xuống chỉ còn 20 tỷ đô la.
- Đối với thị trường chứng khoán: Tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam giai đoạn này bị tác động rất mạnh. Kéo theo đó, họ sợ thua lỗ nên thực hiện nhiều đợt bán tháo cổ phiếu. Dẫn chứng chỉ số Vn-Index giảm mạnh 80% từ mức đỉnh là 1.170,67 điểm xuống chỉ còn 235 điểm.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn nhất
- Có nên tham gia đầu tư vào Forex ngay lúc này không?
- Đầu tư và giao dịch sàn Forex có hợp pháp không?
- Đường EMA là gì? Đường EMA trong Forex có ý nghĩa như thế nào
- Khung giờ giao dịch của thị trường Forex ở các phiên
- Hướng dẫn cách chơi Forex cho người mới tìm hiểu
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien