Vấn nạn tội phạm mạng trên nền tảng giao dịch tiền điện tử đang trở thành nỗi lo ngại của các sàn giao dịch và nhà đầu tư, trong đó, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga và Iran đang là những quốc gia có số lượng tin tặc lớn nhất thế giới.
Đến nay, trên thế giới đã có nhiều sự kiện liên quan đến tội phạm mạng, họ đã tấn công vào những dữ liệu trong máy tính thông qua những điểm yếu và đánh cắp tài sản trực tuyến của các tổ chức hoặc chính phủ.
Năm ngoái, một hệ thống Đường ống Colonial Pipeline ở Houston, Texas đã bị tội phạm mạng tấn công, đây là đường ống vận chuyển nhiên liệu máy bay và xăng lớn nhất Bờ Đông nước Mỹ. Cuộc tấn công đã lây nhiễm ransomware vào mạng máy tính quản lý đường ống của hệ thống và Colonial đã phải đóng cửa toàn bộ hệ thống đường ống chính của mình. Kết quả là Colonial đã trả khoản tiền chuộc 4,4 triệu đô la cho các tin tặc để đưa hệ thống hoạt động trở lại.
Một vụ tấn công khác bởi các tin tặc đã ảnh hưởng đến công ty chế biến thịt có trụ sở tại Brazil – JBS SA, khiến các các lò giết mổ thịt bò và thịt lợn của họ bị vô hiệu hóa. Sau cùng, JBS đã phải chi trả khoản tiền chuộc lên đến 11 triệu đô la cho các tin tặc.
Có thể thấy rằng hành động của các tin tặc đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều tổ chức và các chính phủ, dễ nhận thấy nguyên nhân khiến các tin tặc lộng hành là do sự yếu kém trong khâu bảo mật và kiểm soát của các tổ chức.
Thị trường tiền điện tử cũng đang phải đối mặt với vấn nạn này, đặc biệt là khi tiền điện tử được tạo ra và chỉ tồn tại trong hệ thống máy tính. Nhưng đồng tiền điện tử có giá trị dễ dàng bị các tin tặc nhắm đến và trở thành mục tiêu của họ.
Vụ đánh cắp tiền điện tử điển hình
Vào thời điểm ra mắt năm 2010, Bitcoin chỉ được giao dịch ở mức 5 cent, đến cuối năm, nó đã tăng lên mức 29 cent. Đến ngày 31/12/2011, Bitcoin đã tăng vọt lên mức 4,19 đô la. Không dừng lại ở đó, đồng tiền này liên tục thu hút sự chú ý và tăng lên mức 13,44 đô la vào cuối năm 2012. Chỉ trong 1 năm sau đó, giá của Bitcoin đã chạm mức 764,27 đô la vào cuối năm 2013.
Ở thời điểm đó, các giao dịch liên quan đến Bitcoin tại một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Tokyo – Mount Gox, đã chiếm hơn 70%. Sự phát triển của Mount Gox đã khiến nhiều tín tặc bắt đầu chú ý đến.
Vào năm 2011, các tội phạm mạng đã tấn công và đánh cắp hàng nghìn mã thông báo Bitcoin khi sử dụng thông tin đăng nhập. Số tiền bị đánh cắp ở thời điểm đó chỉ ở mức 100.000 USD, khi Bitcoin được giao dịch ở mức 4,19 đô la.
Tuy nhiên, đến tháng 2/2014, các tin tặc tiếp tục tấn công vào Mount Gox, khiến họ mất khoảng 650.000 – 850.000 mã thông báo Bitcoin, đợt tấn công này đã khiến sàn giao dịch hoàn toàn sụp đổ do khoản lỗ quá lớn.
Câu chuyện của Mount Gox là một đòn cảnh báo cho các sàn giao dịch tiền điện tử, đặc biệt là khi giá trị của tiền điện tử ngày càng lớn. Để thành công, các sàn giao dịch cần phải đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho tiền điện tử và ví cá nhân của khách hàng khỏi các tin tặc.
Những quốc gia có lượng tin tặc lớn nhất thế giới: Triều Tiên, Nga, Trung Quốc và Iran
Năm 2019, top 10 quốc gia có lượng tin tặc lớn nhất thế giới là:
Có thể thấy rằng Trung Quốc, Nga và Iran là 3 trong số 5 quốc gia hàng đầu thế giới về tin tặc trong năm 2019, nhưng Triều Tiên vẫn chỉ là quốc gia có ít tin tặc vào thời điểm đó.
Đến ngày 19/04/2022, Cryptoslate.com đã chỉ ra rằng số lượng tin tặc trên không gian tiền điện tử đang tăng một cách đáng báo động. Người sáng lập quỹ mạo hiểm tập trung vào tiền điện tử DeFiance Capital – ông Arthur Cheong cho rằng chính phủ Triều Tiên đã bảo hộ cho các tin tặc xâm nhập vào các tổ chức tiền điện tử hàng đầu.
Giữa tháng 4, Cheong đã tweet rằng một trong những nhóm hack của Triều Tiên là BlueNorOff – đã chuẩn bị cho việc tấn công vào các mạng xã hội thông qua lập bản đồ biểu đồ mối quan hệ của toàn bộ không gian tiền điện tử.
Tin tặc tiền điện tử tăng mạnh ở Triều Tiên
Việc tài trợ cho tin tặc của Triều Tiên đang ngày càng thành công. Mới đây, Hoa Kỳ cho biết các nước châu Á đã tài trợ cho các tin tặc đánh cắp khoản tiền điện tử từ những tham gia trò chơi trực tuyến Axie Infinity vào tháng 3, khoản tiền bị đánh cắp trị giá lên đến 615 triệu USD.
Một nhóm thuộc Tổ chức Liên hợp quốc – chuyên giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, đã tố cáo nước này sử dụng các khoản tiền đánh cắp trên không gian mạng tiền điện tử để đầu tư cho các chương trình nghiên cứu hạt nhân và tên lửa của mình. Trong một báo của quân đội Hoa Kỳ đã tiết lộ các hoạt động tin tặc của Triều Tiên từ những năm 1990, đến năm 2020, các tin tặc đã tăng lên 6.000 – họ hoạt động ở nhiều khu vực, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Belarus và Malaysia.
Thông tin từ một công ty phân tích chuỗi khối và an ninh mạng có trụ sở tại Hoa Kỳ, là Chainalysis đã chỉ ra rằng Triều Tiên có khoảng 7 cuộc tấn công các nền tảng tiền điện tử vào năm 2021, đánh cắp khoảng 400 triệu đô la.
Căng thẳng kinh tế thế giới làm tăng thêm rủi ro
Ngày 4/2/2022, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống nhất về một thỏa thuận không giới hạn song phương. Đến ngày 24/02, Nga đã đưa quân xâm lược nước láng giềng Ukraine, trong khi Trung Quốc cũng có kế hoạch về việc thống nhất với Đài Loan.
Việc Trung Quốc và Nga liên kết với nhau đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ chính trị ở châu Âu – Mỹ và các đồng minh phương Tây. Trong khi đó, một trong những đồng minh quan trọng của Nga và Trung Quốc chính là Triều Tiên và Iran. Sự phân chia này đã khiến mối quan hệ hợp tác kinh tế thế giới trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt là khi các nước phương Tây liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, sau khi nước này tấn công vào Ukraine.
Điều này cũng là nguyên nhân khiến vấn nạn tin tặc do nhà nước bảo trợ ngày càng gia tăng ở Nga, Triều Tiên, Trung Quốc và Iran. Đến thời điểm hiện tại, Triều Tiên đã trở thành nơi trọng điểm của các tin tặc, họ đã chiếm đoạt khoảng hơn 1 tỷ đô la kể từ năm 2021 đến nay.
Do đó, các nền tảng giao dịch tiền điện tử nói riêng và các nền tảng tài chính nói chung, cần phải tăng cường công tác kiểm soát và bảo mật tài sản khỏi tầm ngắm của các tin tặc.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!