Như chúng ta đã biết, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam.
Do đó triển vọng phục hồi kinh tế còn gặp nhiều bất trắc và cần một thời gian dài. Nhiều chuyên gia phân tích thấy được rằng hàng hóa vẫn ở ngưỡng giá cao, có khả năng diễn ra bất ổn tài chính và rủi ro về lạm phát tăng cao. Trong bối cảnh này, việc điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân Hàng Trung Ương sẽ bổ trợ rất lớn đến phục hồi kinh tế.
Có thể nói, Ngân Hàng Trung Ương và chính sách tiền tệ là 2 đơn vị song hành cùng nhau. Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế thì chính sách tiền tệ tại Việt Nam vẫn đang được xây dựng một cách cẩn trọng. Các yếu tố như thanh khoản, lợi tức trái phiếu đã giúp cho các ngân hàng ổn định lãi suất và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp.
Trong đó, những ảnh hưởng chính sách tiền tệ đến thị trường ngoại hối là không nhỏ. Vì thế bài viết này sẽ đi chuyên sâu phân tích các loại chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của chúng đến thị trường Forex.
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ hay còn gọi là Monetary Policy, đây được xem là các biện pháp mà Ngân Hàng Trung Ương xây dựng nên thông qua các yếu tố như lãi suất, thị trường mở, dự trữ bắt buộc…để đạt được mục tiêu kinh tế nhất định.
Khả năng kiểm soát của chính sách tiền tệ
Nhìn chung hầu hết các ngân hàng trên thế giới điều sử dụng chính sách tiền tệ cùng một mục đích là ổn định nền kinh tế. Nhưng mỗi quốc gia hoạt động khác nhau sẽ hình này nên nhiều mục tiêu chính sách tiền tệ khác nhau.
Và thường các ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát một số yếu tố sau:
- Sự bất ổn của lạm phát.
- Yếu tố lãi suất liên quan đến giá trị tiền tệ.
- Cung ứng tiền tệ.
- Khả năng dự trữ ngân hàng (đây là chi phí gửi ngân hàng của các bên và ngân hàng phải dự trữ ở dạng tiền mặt).
- Lãi suất chiết khấu của các ngân hàng thương mại.
Phân biệt các loại chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có 2 loại là chính sách tiền tệ siết chặt và chính sách tiền tệ mở rộng. Chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết để phân biệt các loại chính sách tiền tệ này nhé.
- Chính sách tiền tệ siết chặt hay còn được gọi là Tight Monetary Policy. Đây là biện pháp mà các ngân hàng sử dụng để hạn chế và quản lý được thị trường tài chính đang tăng trưởng quá nóng và hạn chế khả năng chi tiêu quá nhanh để tránh tình trạng lạm phát. Các ngân hàng trung ương thường thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách bán ra trên thị trường tài chính, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
- Chính sách tiền tệ mở rộng hay còn được gọi là Expansionary Policy. Đây là biện pháp mà các ngân hàng sử dụng để nới lỏng mức cung tiền lớn hơn mức bình thường và làm cho lãi suất giảm xuống. Từ đó làm tăng cầu giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt, mở rộng sản xuất và tăng cơ hội việc làm cho người dân. Các ngân hàng trung ương thường nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách thực hiện 1 trong 3 cách sau: mua vào trên thị trường tài chính, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hạ thấp lãi suất chiết khấu.
Bên cạnh đó, lạm phát là một yếu tố rất quan trọng trong chính sách tiền tệ. Nếu lạm phát ít là một điều tốt nhưng lạm phát vượt tầm kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế.
Và các nhà giao dịch cần phải thấy được rằng lạm phát tác động như thế nào đến tình hình kinh tế hiện tại và ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Vào tháng 1 năm 2020, ở nước Anh lạm phát đã tăng từ 2.9% thành 3.5% và mức này đã vượt mức lạm phát an toàn mà nước Anh đặt ra ở 2%. Ngay tại thời điểm này, Mervyn King thống đốc của ngân hàng trung ương Vương Quốc Liên Hiệp Anh (BOE) đã trấn an người dân bằng việc dẫn chứng lạm phát sẽ giảm trong một thời gian ngắn hạn.
Từ đó cho thấy rằng, các hành động của ngân hàng trung ương liên quan đến mức lãi suất mục tiêu sẽ làm cho thị trường ổn định, nền kinh tế ổn định và các nhà giao dịch thì cực kỳ thích điều này.
Những ảnh hưởng chính sách tiền tệ đến thị trường ngoại hối
Thị trường Forex bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các yếu tố sau của chính sách tiền tệ:
- Dự trữ bắt buộc tỷ lệ nghịch với thị trường ngoại hối. Nếu ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc thì thị trường Forex sẽ giảm. Và ngược lại nếu ngân hàng nhà nước giảm dự trữ bắt buộc thì thị trường Forex sẽ tăng.
- Lãi suất tác động lớn đến thị trường ngoại hối. Xét năm 2008, khi lãi suất đạt ngưỡng 14% đến 25%/năm quá cao so với các doanh nghiệp. Nên đòi hỏi họ phải hạn chế quy mô sản xuất. Từ đó kinh tế bắt đầu bị kìm hãm và thị trường Forex cũng giảm theo. Cho đến đầu năm 2009 lãi suất giảm, thị trường kinh tế cũng theo đó mà phục hồi.
- Tỷ giá hối đoái là yếu tố mà các nhà giao dịch cần phải thường xuyên nghiên cứu. Khi tỷ giá hối đoái tăng mạnh thì thị trường sẽ có xu hướng giảm. Và nếu tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định thì thị trường sẽ đi ngang – ổn định.
Các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn phân tích và đọc các mô hình biểu đồ forex
- Cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 2021
- Cách sử dụng MetaTrader 5 mới nhất 2021
- Tìm hiểu xác mô hình nến đảo chiều cực mạnh trong Forex
- Mô hình Vai – Đầu – Vai: Cách nhận biết và giao dịch hiệu quả
- Sóng Elliott là gì? Lý thuyết sóng Elliott trong giao dịch forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien