Khác với phân tích cơ bản bạn có thể sử dụng các yếu tố như lợi nhuận, doanh thu để tìm ra cổ phiếu tăng trưởng như thế nào nhưng lại mất khá nhiều thời gian. Còn đối với phân tích kỹ thuật thì bạn có thể dễ dàng nhận biết được thị trường hoạt động như thế nào mà lại còn tiết kiệm kha khá thời gian. Nhưng để làm được điều đó, chắc chắn không thể nào không nhắc đến những chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong phân tích chứng khoán. Thậm chí bạn cũng có thể kết hợp các chỉ báo kỹ thuật này một cách hợp lý để đưa ra các tín hiệu giao dịch tối ưu nhất.
Tìm hiểu chỉ báo kỹ thuật là gì?
Chỉ báo kỹ thuật được phát triển trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trong tiến trình phân tích thị trường tài chính. Cụ thể là nó sẽ vận dụng các mức khối lượng giao dịch, dữ liệu giá và lãi suất mở để xác định xu hướng, “sức khỏe” của thị trường và trader có thể dựa vào những thông tin này mà đưa ra dự đoán.
Hiện nay chỉ báo kỹ thuật đang được chia thành 2 nhóm chính là nhóm chỉ báo xu hướng và nhóm chỉ báo dao động.
Nhóm chỉ báo xu hướng
Như tên gọi của nó thì những chỉ báo kỹ thuật nằm trong nhóm này sẽ có chức năng giúp cho nhà giao dịch xác định được xu hướng thị trường hiện tại cũng như tương lai. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhóm này sẽ có những chỉ báo kỹ thuật nào nhé!
Đường trung bình động – Moving Average
Chỉ báo này được hình thành từ việc nối các mức giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định lại với nhau. Chẳng hạn như bạn sử dụng MA (20) tức nghĩa là đường trung bình động của 20 ngày và nó sẽ thể hiện tất cả những mức giá hoạt động trong khung thời gian này.
Làm thế nào để sử dụng chỉ báo kỹ thuật này? Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau thôi nhé.
- Các nhà giao dịch có thể xác định được xu hướng thị trường thông qua độ dốc của đường MA so với giá. Trong trường hợp mà đường MA đang đi xuống và giá thì nằm dưới đường MA thì chứng tỏ xu hướng thị trường sẽ giảm. Ngược lại, nếu đường MA đang đi lên và giá thì nằm trên đường MA thì chứng tỏ xu hướng thị trường sẽ tăng.
- Trong trường hợp đường SMA cắt lên đường EMA thì đó là xu hướng tăng. Hoặc ngược lại, khi đường SMA cắt xuống dưới EMA thì đó là xu hướng giảm.
Chỉ báo kỹ thuật MACD
Chỉ báo kỹ thuật MACD được viết tắt từ thuật ngữ Moving Average Convergence Divergence. Chúng ta có thể hiểu đây là chỉ báo động lượng giúp cho nhà giao dịch nhận định được mối quan hệ giữa hai đường trung bình động theo giá chứng khoán. Cách nhận biết đường MACD trên biểu đồ là thường có màu xanh lá. Đi kèm theo nó chính là đường EMA 9. Từ đó chúng ta có thể nhìn nhận đây là dự báo của đường tín hiệu – signal line.
Chỉ báo ADX
Tương tự như Stochastic hay RSI thì chỉ báo ADX cũng là một chỉ báo kỹ thuật thể hiện sự biến động mức độ trong phạm vi từ 0 đến 100. Nếu như:
- Chỉ báo ADX nằm dưới ngưỡng 20 thì thị trường được dự đoán là xu hướng đang yếu dần.
- Chỉ báo ADX nằm trên ngưỡng 50 thì thị trường được dự đoán là xu hướng đang mạnh lên.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong phân tích chứng khoán này như sau:
- Nếu như giá dao động trong khoảng từ 0 đến 25 thì giá đang điều chỉnh sideways.
- Nếu như giá dao động trên mức 25 thì các nhà đầu tư sẽ thấy được sự bắt đầu của một xu hướng mới. Và tùy thuộc vào tình hình mà nó sẽ di chuyển lớn theo hướng đi lên hoặc đi xuống.
- Nếu như giá dao động trên mức 30 thì chứng tỏ chỉ báo kỹ thuật này đã đưa ra tín hiệu xu hướng mạnh mẽ. Bạn hãy tìm cơ hội giao dịch tại lúc này nhé.
- Nếu như giá dao động trên mức 50 thì giá đã bắt đầu di chuyển chậm lại. Nếu như giá vào phạm vi sideways thì bạn hãy theo dõi để đóng giao dịch nhé.
Nhóm chỉ báo dao động
Với nhóm chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong phân tích chứng khoán này thì bạn sẽ nhận được các tín hiệu đảo chiều và giá đã sẵn sàng để thay đổi hướng.
Dải Bollinger
Thông qua dải Bollinger các nhà giao dịch có thể xác định được mức quá mua hoặc quá bán. Thành phần chính của nó sẽ bao gồm 5 phần nhưng quan trọng nhất vẫn là đường trung bình động SMA (20 ngày) và độ lệch chuẩn dải trên với dải dưới. Tuy nhiên hạn mức này bạn có thể điều chỉnh để phù hợp hơn với phong cách giao dịch.
Chức năng chính của dải Bollinger chính là đo lường biến động của thị trường. Và từ những dữ liệu này của dải Bollinger thì bạn có thể dự báo được giá và chu kỳ của nó trong tương lai như thế nào. Ngoài ra, nó còn giúp cho nhà giao dịch xác định khả năng tiếp diễn hay dừng lại của một xu hướng. Với những chức năng này tin chắc rằng nhà đầu tư sẽ vận dụng hữu ích được vào chiến lược của mình.
Chỉ báo RSI
Theo như cách thức hoạt động của chỉ báo RSI thì:
- Một cổ phiếu đang ở trạng thái quá mua khi có khả năng chuyển sang xu hướng giảm tiềm năng. Và chỉ báo RSI sẽ nằm ở trên mức 70.
- Một cổ phiếu đang ở trạng thái quá bán khi có khả năng chuyển sang xu hướng tăng tiềm năng. Và chỉ báo RSI sẽ nằm ở dưới mức 30.
Vậy là Thuvientaichinh đã cung cấp cho bạn đầy đủ tất cả thông tin về chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phân tích chứng khoán. Nhưng đây không phải là thông tin chi tiết nhất. Tại Thuvientaichinh chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ kiến thức chi tiết nhất về các chỉ báo này. Bạn hãy tham khảo nhé!
Bài viết liên quan:
- MT4 là gì? Cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 2022
- Giao dịch sàn Forex có hợp pháp không ?
- Moving Average là gì ? Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Mô hình nến búa ngược là gì? Tìm hiểu từ A-Z
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien