Chiến lược giao dịch là một thành tố quan trọng để dẫn đến sự thành bại giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Và một trong số những “strategy” đáng chú ý mà Thuvientaichinh muốn giới thiệu đến bạn chính là chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến. Vì sao chiến lược này lại được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn? Bản chất của nó chính là giúp cho nhà đầu tư xác định điểm vào và thoát lệnh một cách tối ưu nhất.
Tìm hiểu chiến lược giao dịch kỹ thuật là gì?
Chiến lược giao dịch kỹ thuật là một hệ thống mà nhà đầu tư xây dựng nên để xác định điểm mua và bán của tài sản chứng khoán. Và cụ thể là nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để tối ưu hóa lợi nhuận mà mình nhận được. Từ đó bạn trở nên tự tin hơn cũng như tiến trình giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường. Cuối cùng với các kỹ thuật quản lý rủi ro bạn sẽ bảo toàn được số vốn của mình một cách tốt nhất.
Chiến lược giao dịch kỹ thuật với dải Bollinger
Đầu tiên nếu muốn sử dụng chiến lược kỹ thuật này một cách hiệu quả nhất thì chúng ta cần phải biết dải Bollinger là chỉ báo như thế nào. Theo đó, nó được kết hợp giữa đường trung bình động (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Và các nhà giao dịch có thể so sánh độ biến động của dòng tiền dựa vào một đường trung bình động nằm ở giữa và hai đường biên trên dưới có mức dao động 2% so với đường nằm giữa.
Sau đây Thuvientaichinh sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp đầu tư chứng khoán khi kết hợp cùng với dải Bollinger. Đừng bỏ qua nhé!
Chiến lược giao dịch kỹ thuật khi giá trong biên dải Bollinger
Thực tế giá của tài sản sẽ dịch chuyển trong phạm vi giữa biên trên và biên dưới của dải Bollinger. Thật sự rất hiếm khi nào mà xu hướng của giá sẽ dịch chuyển phá vỡ ra ngoài khu vực này. Theo đó, các nhà giao dịch có thể nhận định được các tín hiệu mua/bán như sau:
- Nếu như giá dịch chuyển xuống thấp và gần biên dưới của dải Bollinger thì đó là tín hiệu mua vào.
- Nếu như giá dịch chuyển lên cao và gần biên trên của dải Bollinger thì đó là tín hiệu bán ra.
Một điểm lưu ý là các nhà giao dịch hãy thật sự kiên nhẫn để giá dịch chuyển ra ngoài biên Bollinger một phạm vi nhỏ và cuối cùng là đóng cửa trong phạm vi bên trong Bollinger Bands. Bởi vì đây là cơ hội tốt cũng như giúp bạn hạn chế thua lỗ ở mức thấp nhất.
Chiến lược giao dịch kỹ thuật khi giá vượt ngưỡng dải Bollinger
Trong trường hợp này khá khó để các nhà giao dịch mới xác định được điểm vào lệnh tốt nhất. Cách tốt nhất là bạn nên kết hợp với thêm một số chỉ báo cùng đường hỗ trợ hoặc kháng cự để cho ra quyết định đầu tư chính xác hơn. Cụ thể là nhà giao dịch nên:
- Tham khảo thị trường với tín hiệu mua vào khi giá dịch chuyển nằm cao hơn biên trên của dải Bollinger. Và tín hiệu của các chỉ báo khác cũng đưa ra tương tự như vậy.
- Tham khảo thị trường với tín hiệu bán ra khi giá dịch chuyển nằm thấp hơn biên dưới của dải Bollinger. Và tất nhiên các chỉ báo khác cũng phải thể hiện điều này.
Chiến lược giao dịch kỹ thuật với chỉ báo Moving Average
Chỉ báo Moving Average (MA) được xây dựng nhằm mục đích phản ánh nên mức giá trung bình của cổ phiếu trong một khung thời gian nhất định. Chẳng hạn như bạn sử dụng MA (20) có nghĩa là nó sẽ tập hợp tất cả các mức giá trung bình trong 20 ngày.
Cách xác định xu hướng
Việc làm quan trọng tiên quyết trước tiên hết là chúng ta phải xác định được xu hướng của thị trường. Bằng cách:
- Dựa vào sự dịch chuyển của giá so với MA. Ví dụ như xu hướng giảm sẽ được xác định khi đường MA có độ dốc hướng dưới và giá cũng như vậy. Ngược lại, xu hướng tăng sẽ được xác định khi đường MA có độ dốc hướng lên và giá cũng tương ứng.
- Dựa vào đường EMA và SMA. Ví dụ như xu hướng tăng sẽ được xác định khi đường trung bình động ngắn hạn SMA cắt lên đường trung bình động dài hạn EMA. Trái ngược lại, xu hướng giảm sẽ được xác định khi đường trung bình động ngắn hạn SMA cắt xuống đường trung bình động dài hạn EMA.
Cách xác định điểm vào lệnh
- Dựa vào giá đóng cửa nằm trên đường MA thì đây là tín hiệu mua vào. Trường hợp ngược lại giá đóng cửa nằm dưới đường MA thì đây là tín hiệu bán ra.
- Dựa vào đường SMA cắt EMA theo hướng đi lên thì đó là tín hiệu mua vào. Ngược lại, đường SMA cắt EMA theo hướng đi xuống thì đó là tín hiệu bán ra.
Chiến lược giao dịch kỹ thuật với chỉ số kênh hàng hóa
Chức năng của chỉ báo này chính là đo lường sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá trung bình lịch sử. Theo đó nó sẽ diễn đạt được mức quá mua hoặc quá bán nếu chỉ báo CCI dao động trên mức tiêu chuẩn +100 hoặc giảm xuống dưới -100. Cụ thể hơn là:
- Thị trường diễn đạt tín hiệu mua khi giá trị chỉ báo CCI lớn hơn 100 vì xu hướng tăng mạnh mới sắp diễn ra.
- Thị trường diễn đạt tín hiệu bán khi giá trị chỉ báo CCI nhỏ hơn 100 vì xu hướng giảm mạnh mới sắp diễn ra.
Kết luận
Bài viết trên đây đã trình bày 3 chiến lược giao dịch kỹ thuật phổ biến mà các nhà đầu tư cần phải nắm bắt. Và mỗi chiến lược sẽ được có đặc điểm riêng, chính vì thế bạn cần xem xét một cách thông thái nhất để lựa chọn ra chiến lược phù hợp nhé.
Bài viết liên quan:
- MT4 là gì? Cách sử dụng MetaTrader 4 mới nhất 2022
- Giao dịch sàn Forex có hợp pháp không ?
- Moving Average là gì ? Cách sử dụng đường trung bình động (MA) hiệu quả
- Mô hình nến búa ngược là gì? Tìm hiểu từ A-Z
- Trendline là gì? Cách vẽ Trendline (đường xu hướng) đúng chuẩn
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex uy tín tốt nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien