Trong năm 2022, thị trường chứng khoán đã giảm mạnh, các chỉ số chính như S&P 500, Nasdaq và Dow Jones đều ghi nhận mức thua lỗ đáng kể so với thời điểm kết thúc năm 2021.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020, ngân hàng trung ương và các chính phủ đã hạ mức lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế, ở thời điểm đó, lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 2%. Tuy nhiên, những biện pháp kích thích kinh tế và chính sách hỗ trợ kéo dài đã khiến lạm phát tăng vọt một cách đáng kinh ngạc. Mặc dù lạm phát tăng, nhưng Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Cục Dự trữ Liên bang Fed đã liên tục gọi đó là sự kiện tạm thời vào năm 2021, họ cho rằng giá cả tăng là do hạn chế chuỗi cung ứng vì ảnh hưởng từ đại dịch. Nhưng cho đến nay, lạm phát vẫn đang ở mức cao kỷ lục, và ngân hàng trung ương đã phải thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất. Thậm chí, nền kinh tế còn có khả năng sẽ rơi vào suy thoái.
Thêm vào đó là cuộc chiến tranh ở khu vực Đông Âu giữa Nga và Ukraine đã tăng thêm áp lực lên lạm phát.
Thị trường chứng khoán đã tăng mạnh vào thời điểm lãi suất thấp và rơi vào xu hướng giảm kể từ khi lãi suất tăng. Dòng vốn từ thị trường chứng khoán đang chảy sang các kênh đầu tư có thu nhập ổn định hơn. Trong những tháng tới, triển vọng của thị trường dường như sẽ khó có thể tích cực.
Dữ liệu lạm phát vẫn đang ở mức cao
Nền kinh tế Hoa Kỳ đang tiếp tục chịu áp lực khi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, đây vẫn là mức cao kỷ lục kể từ cuối năm 1981, chỉ số CPI lõi cũng cho thấy mức tăng 6%, tăng nhiều hơn so với ước tính của thị trường. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng tiếp tục chuỗi tăng hai con số với 10.8% trong tháng 5.
Đối mặt với tình trạng lạm phát cao, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã nỗ lực hành động. Gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ đang cố gắng đưa lãi suất ra khỏi vùng âm, tuy nhiên do lạm phát đang làm giảm giá trị của đồng Euro, nên lãi suất thực vẫn đang ở dưới mức 0. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cũng đang trong tình trạng tương tự, mặc dù họ đã thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất.
Trong cuộc họp chính sách tháng 6, Fed đã tăng lãi suất với 75 điểm cơ bản, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ 1994 đến nay. Mức lãi suất hiện tại đang trong phạm vi từ 1.5% – 1.75%. Thước đo lạm phát ưa thích của Fed là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nó bao gồm giá cả thực phẩm và năng lượng.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh ở Ukraine cũng đang là một trong những nguyên nhân chính khiến giá lương thực và năng lượng tăng mạnh, vì nó đã làm ảnh hưởng đến nguồn cung của nền kinh tế.
Với mức lãi suất ngắn hạn đang ở trong phạm vi từ 1.5% – 1.75%, Fed có thể đang cách rất xa so với đường cong lạm phát, vấn đề này có thể tạo thành những tác động tiêu cực cho nền kinh tế.
Thị trường chứng giảm dần đều
Trong năm nay, các chỉ số chứng khoán đã tạo ra các mức đỉnh và đáy thấp hơn, áp lực giảm dường như đã tăng mạnh hơn vào giữa tháng 6.
Quan sát biểu đồ có thể thấy chỉ số S&P 500 đã giảm từ mức cao kỷ lục 4.818,62 vào ngày 4/1, xuống còn 3.675 điểm vào ngày 20/6, giảm 24% và dường như bị bán tháo mạnh hơn sau thời điểm công bố dữ liệu CPI mới nhất.
Nasdaq là chỉ số thuộc lĩnh vực công nghệ, chỉ số này đã giảm từ mức cao kỷ lục 16.212,23 vào ngày 22/11 xuống còn 10.798 vào ngày 20/6, giảm một phần ba giá trị so với mức đỉnh kỷ lục tháng 11.
Có thể xem chỉ số Dow Jones là chỉ số có hiệu suất hoạt động tốt nhất, nhưng chỉ số này cũng đã giảm 19,1% từ mức 36.952,65 điểm vào ngày 5/1, xuống còn 29.889 điểm vào ngày 20/6. Mặc dù liên tục ở trong xu hướng giảm, nhưng tốc độ giảm đã tăng sau khi Fed tăng lãi suất và sau thời điểm công bố dữ liệu lạm phát mới nhất.
Chỉ số VIX tăng nhẹ
Thị trường chứng khoán thường bắt đầu xu hướng giảm sau khi kết thúc một giai đoạn đầu cơ tồi tệ, đó cũng là lúc những nhà đầu tư rời khỏi thị trường. Trước khi công bố dữ liệu mới nhất của chỉ số giá tiêu dùng, chứng khoán đã giảm dần.
Chỉ số VIX – chỉ số đo lường trạng thái biến động chung của các cổ phiếu S&P 500, đã tăng lên khi cổ phiếu rớt giá, nguyên nhân là do các nhà đầu tư bảo vệ danh mục đầu tư bằng bảo hiểm giá.
Mặc dù chỉ số VIX tăng cao hơn trong những tháng gần đây, nhưng nó không tăng vọt, điều này cho thấy thị trường cổ phiếu vẫn chưa xuất hiện trạng thái đầu cơ bán tháo.
Quan sát biểu đồ có thể thấy mức đầu cơ trong chứng khoán đã thúc đẩy chỉ số VIX tăng vọt lên mức 85,47 vào tháng 3/2020. Vào ngày 20/6, chỉ số này đã tăng lên, nhưng chưa phản ánh về mức đáy đầu cơ của thị trường chứng khoán.
Lãi suất tăng và xu hướng giảm của chứng khoán
Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi lạm phát luôn duy trì ở mức cao kỷ lục, kèm theo đó là khả năng suy thoái kinh tế khi GDP trong Q1 đáng báo động và cổ phiếu sụt giảm.
Cuộc chiến tranh ở Đông Âu và căng thẳng giữa các cường quốc trên thế giới đã chia rẽ đường lối chính trị và khiến các kênh đầu tư tài chính trở nên bất ổn. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán đang phải hứng chịu áp lực nặng nề khi lãi suất tăng.
Xu hướng giảm của chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn thời gian tới, trừ khi thị trường xác định được mức thấp nhất. Do đó, các nhà đầu tư hãy cẩn trọng khi đầu tư, chúc các bạn thành công!
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!