Cơ chế đồng thuận chính là mấu chốt giải quyết vấn đề thống nhất được nội dung dữ liệu lưu trữ trên Blockchain. Và một trong những cơ chế đang làm tốt nhiệm vụ này chính là DPoS. Vậy Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì? Để trả lời 2 câu hỏi trên mời bạn đọc qua bài viết bên dưới đây nhé!
Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì?
Delegated Proof of Stake (DPoS) được xây dựng để trở thành bằng chứng cổ phần và được kết hợp một cách tuyệt vời giữa PoS và PoA. Cấu trúc vận hành của nó là đồi hỏi các cổ đông phải bỏ phiếu “đại diện” – những người chịu trách nhiệm xác nhận các giao dịch và duy trì sự vận hành của blockchain. Thuật toán này đang được sử dụng khá nhiều trong các nền tảng blockchain hiện nay.
Cách thức hoạt động của DPoS chính là lựa chọn ra một đại diện cấp cao vận hành. Họ là những người đảm nhận nhiệm vụ bảo mật mạng, đổi lại họ sẽ nhận được các phần thưởng từ công việc trên.
Quy tắc của Delegated Proof of Stake (DPoS) chính là sở hữu một số lượng người xác nhận nhất định từ 10 đến 100 validator. Cũng chính vì lý do này mà khả năng mở rộng của mạng lưới tương đối cao.
Delegated Proof of Stake (DPoS) giải quyết vấn đề gì?
Hiện tại các nền tảng blockchain đang tìm cách giải quyết các vấn đề như:
- Khả năng mở rộng: Vì đây là chức năng giúp cho nền tảng có thể xử lý một số lượng lớn giao dịch. Và việc khởi chạy một node của blockchain cũng sẽ trở nên linh hoạt hơn trên cả máy tính PC lẫn laptop.
- Tính phi tập trung: Nền tảng blockchain sẽ được khởi chạy một cách “tự do” mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm các node hay tổ chức hoặc cá nhân tập trung nào cả.
- Tính bảo mật: Tính bảo mật đối với một nền tảng blockchain là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến toàn hệ thống giao dịch. Chính vì vậy các blockchain đang tìm giải pháp chống lại phần lớn các node tham gia đang cố gắng tấn công nó.
Từ 3 vấn đề trên Delegated Proof of Stake (DPoS) ra đời để giải quyết 2 vấn đề trong số đó chính là bảo mật và khả năng mở rộng. Theo đó, những blockchain ứng dụng DPoS sẽ dựa vào số lượng nhỏ các node để mang lại tính đồng thuận. Chính vì vậy mà nó giải quyết được vấn đề bảo mật và khả năng mở rộng. Ngược lại tính phi tập trung của thuật toán này tương đối kém.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Delegated Proof of Stake (DPoS)
Bất kể một thuật toán nào ra đời cũng tồn tại song hành ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư cần đánh giá khách quan nhất về kiến thức này để hiểu rõ hơn về nền tảng mà mình chuẩn bị đầu tư hay đang đầu tư.
Ưu điểm của Delegated Proof of Stake (DPoS)
- Khả năng mở rộng cao: Thay vì cần phải tốn nhiều thời gian đến vài tiếng để giải quyết giao dịch thì với DPoS nó chỉ cần tốn vài giây mà thôi. Cũng vì bản chất giảm thiểu đáng kể số lượng node nên thuật toán này có thể đáp ứng được bài toán về khả năng mở rộng.
- Cấu trúc quản trị rõ ràng: Bản chất của Delegated Proof of Stake (DPoS) sở hữu một cấu trúc quản trị cực kỳ rõ ràng. Như thông tin khái niệm mà Thuvientaichinh cung cấp thì nó sẽ có các cổ đông và người đại diện. Chính vì mô hình này đã giúp đưa ra các quyết định quản trị nhanh chóng hơn các thuật toán khác.
- Chi phí hoạt động thấp: Chính vì không sở hữu nhiều người xác nhận các node nên nó không đòi hỏi người sử dụng phải sở hữu máy tính có cấu hình cao. Thêm vào đó, các người ủy quyền cũng không cần phải luôn bật máy tính 100%. Từ đó năng lượng tiêu thụ của DPoS không nhiều nên người sử dụng cũng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định.
Nhược điểm của Delegated Proof of Stake (DPoS)
Điểm hạn chế lớn nhất của Delegated Proof of Stake (DPoS) chính là khả năng thông đồng giữa các node và chi phối toàn bộ mạng lưới. Bởi vì mạng lưới chỉ có từ 10 đến 100 node và quyền được đặt lớn nhất vào người nắm giữ quyền lực thì mới có khả năng xác thực giao dịch. Chính vì vậy mà tính phi tập trung của thuật toán này không cao.
Không những thế Delegated Proof of Stake (DPoS) cũng đang làm giảm nhiệt cho sự tham gia vào quyết định quản trị.
Những blockchain sử dụng Delegated Proof of Stake (DPoS)
Mặc dù DPoS tồn tại một số hạn chế nhất định những vẫn có khá nhiều blockchain đang tận dụng ưu điểm của thuật toán này. Có thể kể một trong số đó là:
- EOS: Đối với mạng lưới EOS thì một cuộc biểu quyết sẽ được diễn ra trong vòng 2p06s. Những người sử dụng sẽ phải stake một lượng ít EOS coin để làm tài sản được bầu phiếu cho 30 ứng cử viên. Những ứng cử viên nào được uy quyền sẽ được gọi là nhà sản xuất khối.
- Cosmos: Không phải người xác nhận ủy quyền nào cũng đảm nhận được nhiệm vụ xác minh giao dịch. Thông thường chỉ tầm 100 người trong tổng số mới thực hiện được nhiệm vụ đó. Dự tính của Cosmos sẽ gia tăng số lượng người xác thực lên 300 người để mở rộng mạng lưới của mình.
Bài viết liên quan:
- Bitcoin là gì? Vì sao bạn nên đầu tư Bitcoin?
- Tìm hiểu ưu & nhược điểm của tiền điện tử Bitcoin
- Bitcoin có giá trị nội tại không?
- Bạn nên đầu tư Bitcoin bắt đầu từ đâu?
- Cách đầu tư Bitcoin trên tài khoản Demo chi tiết
- Tìm hiểu các bước mua Bitcoin trên sàn eToro
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien