Thuật toán Proof of Activity đang được nhiều blockchain sử dụng trên thị trường tiền điện tử. Theo đó, nhiệm vụ chính của Proof of Activity chính là đảm bảo cho các khối được thêm vào mạng lưới một cách hiệu quả và hợp lệ. Nhưng rõ hơn thì Proof of Activity là gì? Lợi ích quan trọng của PoA mang lại ra sao? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết này bạn nhé!
Proof of Activity là gì?
- Hiện thị trường tiền điện tử đang có 5 cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến nhất và Proof of Activity là một trong số đó. Proof of Activity còn được viết tắt là PoA, đây là bằng chứng hoạt động và được tạo thành từ những ưu điểm của 2 cơ chế PoW và PoS.
- Có thể nói đối với các thợ đào, Proof of Activity như một người bạn đồng hành giúp cho họ thêm một khối mới hiệu quả hơn. Không những thế, chức năng quan trọng nhất của Proof of Activity vẫn là giúp chống lại các cuộc tấn công với đồng tiền Bitcoin có thể xảy ra trong tương lai.
- Ngoài ra, Proof of Activity cũng giải quyết được vấn đề về chi phí về truyền thông mạng và lưu trữ khoảng trống.
Cách thức hoạt động của Proof of Activity
Để có một Proof of Activity hoàn thiện như ngày nay, đội ngũ phát triển đã xây dựng nên một quy trình 3 bước hoạt động, Để hiểu rõ hơn về nền tảng mình chuẩn bị giao dịch coin trong thời gian tới, trader không nên bỏ qua phần kiến thức quan trọng này nhé.
Bước 1: Quy trình khai thác khối
Bằng cách giải một bài toán phức tạp, những người thợ đào có thể gửi khối (block) gần như trống của mình. Khi đó cách tiếp cận sự đồng thuận này sẽ được chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Activity.
Bước 2: Quy trình xác nhận khối
Quy trình này sẽ liên quan đến những người xác nhận trong mạng lưới vì họ sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các khối của thợ đào đã tạo ra ở bước 1. Theo đó, ai được chọn làm người xác thực sẽ mang tính chất ngẫu nhiên và dựa vào số tiền họ gửi trong mạng lưới. Nếu như bạn nắm giữ số tiền càng cao thì khả năng để trở thành một Validator càng lớn.
Theo đó, các Validator sẽ dựa vào tiêu đề và địa chỉ phần thưởng của các thợ đào để xác thực xem khối đã được ký hay chưa ký.
Bước 3: Thêm giao dịch
Nếu như một khối đã đạt đủ tiêu chuẩn thì nó sẽ được đánh dấu là hợp lệ. Và các giao dịch sẽ được thêm vào khối cho đến khi đủ số lượng thì chúng sẽ được chuyển lên blockchain. Song song đó, người xác thực khối và người khai thác khối thành công sẽ được chia một phần thưởng tương ứng từ quá trình này.
Ví dụ về Proof of Activity
- Trong các dự án tiền điện tử sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Activity nổi tiếng nhất chính là DCR (Decred). Theo đó, cơ chế của dự án này sẽ có một khối được tạo mới trong vòng 5 phút 1 lần. Cũng như hình thức hoạt động của Proof of Activity ở trên, những người tham gia khai thác phải giải được các câu đố toán khó.
- Nếu như bạn đã tìm được giải pháp đúng nhất thì nó sẽ được chuyển lên mạng lưới để xác minh. Nếu như bạn có càng nhiều DCR để khai thác thì bạn sẽ càng có cơ hội để được chọn bỏ phiếu cho khối. Và chỉ có 5 tấm vé vàng được chuyển ngẫu nhiên trong tất cả những người tham gia.
- Nếu như giao dịch của bạn nhận được từ 3 phiếu bầu trở lên thì nó sẽ được thêm vĩnh viễn trên blockchain. Kết quả là cả người xác minh và người khai thác sẽ nhận được một phần thưởng từ công việc của mình.
Lợi ích quan trọng của PoA mang lại
Theo chúng tôi nhận thấy thì Proof of Activity đang mang lại 6 lợi ích cho cả thị trường crypto chứ không chỉ riêng những đối tượng tham gia. Cụ thể như sau:
- Với cơ chế hoạt động của Proof of Activity, nó sẽ giúp cho một dự án hạn chế tối đa rủi ro của “cuộc tấn công 51%”. Khi đó những thợ đào đang kiểm soát hơn 50% tỷ lệ băm sẽ đứng ra gây gián đoạn việc ghi các khối mới bằng cách ngăn cản những thợ đào khác hoàn thành các khối.
- Thông qua những bài toán khó, Proof of Activity còn giúp cho mạng lưới duy trì được sự an toàn.
- Chính vì bản chất không bao giờ tắt hoàn toàn nên PoA có thể giúp cho những người tham gia giảm thiểu khả năng chịu lỗ cao.
- Với những thợ đào và người xác thực thành công khối thì họ sẽ đều sẽ nhận được một phần thưởng tương xứng với công suất mà mình đã bỏ ra.
- Lợi ích cuối cùng của PoA chính là nó là sự đúc kết tinh tế nhất giữa ưu điểm của hệ thống băm PoW và ký kỹ thuật số PoS. Chính vì vậy, PoA có thể giải quyết một số vấn đề nan giải hiện có trên thị trường tiền điện tử hiện nay.
Một số hạn chế của PoA
Mặc dù PoA mang lại nhiều lợi ích tích cực, song song đó nó còn có một số hạn chế như sau:
- Để khai thác được một khối nó đòi hỏi các thợ đào phải sử dụng một lượng điện năng cực kỳ lớn.
- Vì có những bài toán khó nên việc tính toán và khai thác một khối sẽ ngốn nhiều thời gian hơn.
- Không những thế, để khai thác một khối thành công thì bạn cần phải “đầu tư” thêm một phần cứng cao cấp.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn sử dụng Margin trên Binance.
- Bảng xếp hạng các sàn giao dịch tiền ảo uy tín nhà đầu tư có thể tham gia
- Hướng dẫn kiếm tiền từ coin và crypto
- Hướng dẫn cách chơi binance hiệu quả không phải ai cũng biết
- Đầu tư binance là gì? Hướng dẫn đầu tư vào binance
- Đầu tư binance cần bao nhiêu tiền mới có thể tham gia?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien