Chứng khoán là kênh đầu tư đã được thành lập và duy trì cách đây hơn 4 thế kỷ. Chính vì thế nó trở thành nơi thu hút rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ và doanh nghiệp tham gia. Và trước khi bạn thực hiện đào sâu hơn về kiến thức phân tích chứng khoán thì hãy tìm hiểu qua khái niệm dư mua dư bán cùng Thuvientaichinh nhé. Đây là các thuật ngữ cơ bản quan trọng trong chứng khoán mà bất kỳ ai tham gia cũng phải biết qua.
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán là thuật ngữ chủ để chỉ hành động mua bán của bên mua và bên bán. Cụ thể:
- Dư mua là bên bán sẽ bán cổ phiếu với mức giá mà bên mua muốn mua. Tức nghĩa người mua sẽ tìm kiếm nơi bán với mức giá rẻ nhất để kiếm lời.
- Ngược lại, dư bán là bên mua đang mua cổ phiếu với mức giá trên mức bên bán muốn bán. Tức nghĩa mức giá này là mức giá cao nhất để bán ra kiếm lời.
Trong quá trình thực hiện giao dịch dư mua dư bán thì trader cần chú ý về cách đặt lệnh như sau:
- Nếu như bạn dự đoán rằng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai thì bạn hãy đặt lệnh mua tại vùng dư mua ngay tức thời. Sau đó chờ người bán bán ra cổ phiếu.
- Ngược lại, nếu như bạn dự đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trương tương lai thì bạn hãy đặt lệnh bán ra tại vùng dư bán.
Nếu như lệnh của bạn được khớp thành công thì giao dịch này được cho là giao dịch đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm đó. Nhà đầu tư cần phải đặc biệt lưu ý điều này nhé.
Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán
Dư mua dư bán là thuật ngữ cực kỳ quan trọng vì nó cũng có thể được cho là một chiến lược đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên để có thể kết hợp được tất cả những công cụ trong thị trường chứng khoán nhằm kiếm tiền tối ưu. Trader cần phải biết thêm về các thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán bên cạnh dư mua dư bán.
Mã chứng khoán – Mã CK
Các bạn đang thấy trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE đang xuất hiện rất nhiều ký tự trong danh sách chứng khoán thì đó được gọi là mã chứng khoán. Mỗi doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán thì sẽ được cấp một mã riêng tương ứng với tên của doanh nghiệp. Ví dụ như VNM (Vinamilk), Viettel (VTP), Comeco (COM),…
Giá tham chiếu – TC
Trên biểu đồ chứng khoán giá tham chiếu sẽ được biểu hiện với một mức giá màu vàng. Do đó nó còn được gọi với một cái tên thân thuộc hơn là giá vàng nhằm ám chỉ mức giá đóng cửa gần nhất. Vai trò của giá tham chiếu chính là cột mốc tham khảo cho giá sàn và giá trần trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu như bạn đang tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM thì cần phải lưu ý về giá tham chiếu. Bởi vì TC được tính từ trung bình giá của phiên giao dịch gần nhất.
Giá trần – Trần
Giá trần sẽ được biểu hiện bằng một đường màu tím. Giá này giúp cho nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua và lệnh bán trong một vùng giá cao nhất của cổ phiếu. Đặc biệt với mỗi sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ có một quy ước riêng về mức giá trần của mình. Cụ thể:
- Sàn HOSE: giá trần là +7%.
- Sàn HNX: giá trần là +10%.
- Sàn UPCOM: giá trần là +15%.
Giá sàn – Sàn
Giá sàn sẽ được biểu hiện bằng màu xanh lam trên biểu đồ chứng khoán. Theo đó nó sẽ ngược với giá trần vì thể hiện mức giá thấp nhất của cổ phiếu. Tương ứng mức giá sàn cũng sẽ được quy định riêng biệt đối với sàn giao dịch chứng khoán. Cụ thể là:
- Sàn HOSE: giá sàn là -7%.
- Sàn HNX: giá sàn là -10%.
- Sàn UPCOM: giá sàn là -15%.
Tổng khối lượng khớp lệnh – Tổng KL
Trên thị trường chứng khoán bạn sẽ thấy một cột ghi là tổng khối lượng khớp lệnh thì điều này được hiểu là trong ngày thị trường có bao nhiêu cổ phiếu được giao dịch. Tổng KL còn được hiểu là tính thanh khoản của cổ phiếu.
Bên mua
Nếu như bạn nhìn chi tiết vào biểu đồ thì sẽ thấy bên mua sẽ hiển thị 3 cột giá mua tương thích với 3 cột khối lượng mua. Và mỗi cột giá này sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Nếu như cột 1 không ok thì cột 2 được đề xuất là giá mua hợp lý nhất.
Bên bán
Khái niệm bên bán sẽ hoàn toàn ngược lại với bên mua. Vì mỗi bảng của nó sẽ thể hiện 3 cột chờ bán và mỗi cột giá bán với khối lượng bán cũng được sắp xếp ưu tiên từ trên xuống dưới.
Khớp lệnh
Nghe tên thôi chắc hẳn các độc giả cũng đã khái quát được ý nghĩa của khớp lệnh là gì rồi phải không nào. Nếu như bên mua chấp nhận mua với giá bên bán đề xuất ra hoặc bên bán chấp nhận mức giá mua mà bên mua đang đợi thì đó được gọi là khớp lệnh.
Cột dư mua dư bán
Khi bạn đọc biểu đồ chứng khoán thì cũng cần chú ý đến cột dư mua dư bán. Bởi vì nó thể hiện ý nghĩa rất quan trọng cho tiến trình đầu tư của trader. Cụ thể:
- Nếu như khớp lệnh liên tục thì dư mua dư bán thể hiện tổng số lượng cổ phiếu đang chờ được khớp lệnh.
- Nếu như kết thúc phiên giao dịch thì cột dư mua dư bán thể hiện tổng số lượng cổ phiếu không được thực hiện trading trong ngày.
Bài viết liên quan:
- Các thuật ngữ Forex cơ bản thường dùng trong Forex
- Thời gian giao dịch sàn forex tính theo giờ Việt Nam
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản forex
- Hướng dẫn xem biểu đồ forex chuyên nghiệp giúp hạn chế rủi ro
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm metatrader 4 chi tiết
- Hướng dẫn sử dụng MetaTrader 5 chi tiết nhất
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien