Hồi tuần trước, ba trong số bốn chỉ số chính của Mỹ, bao gồm chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đóng cửa với mức cao kỷ lục cho dù không có chất xúc nào rõ ràng. Tuy nhiên trong tuần này, thị trường sẽ ghi nhận các báo cáo thu nhập của các công ty lớn, các nhà đầu tư nên theo dõi để đầu tư hiệu quả hơn.
Cổ phiếu Mỹ đã tăng trưởng trở lại sau những đợt bán tháo mạnh kéo dài trong nhiều tuần qua. Tình hình lạm phát đã góp phần giúp chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong ngày thứ Sáu. Chỉ số Russell 2000, bao gồm các công ty của Mỹ có vốn hoá nhỏ – đã nhận được hưởng lợi nhiều nhất khi hoạt động cũa người tiêu dùng quay trở lại như thời kỳ trước đại dịch. Chỉ số Russell 2000 đã tăng 2,1%, cao gấp đôi so với chỉ số Nasdaq. Trong đó, các công ty công nghệ lớn thuộc chỉ số Nasdaq 100 cũng tăng trưởng với mức 0,7%, không bằng 1/3 so với mức tăng của chỉ số Russell.
Chốt phiên giao dịch hôm thứ Sáu, chỉ số Dow Jones đã tăng thêm 1,3%, chỉ đứng sau chỉ số Russell 2000.
Chuyển đổi mô hình ngành trong chứng khoán Mỹ
Trong các lĩnh vực khác của thị trường cũng có những thay đổi mô hình tương tự. Lợi suất trái phiếu tăng đã góp phần giúp cổ phiếu tài chính tăng 2,9%, triển vọng trong việc lãi suất tăng sẽ làm biên lợi nhuận của các bên cho vay tăng lên.
Đứng thứ 2 về mức tăng là cổ phiếu ngành năng lượng với mức tăng là 2,1%, được hỗ trợ từ kỳ vọng hồi phục nền kinh tế và kỳ vọng về việc gia tăng nhu cầu dầu trong bối cảnh các nền kinh tế mở cửa trở lại và các lệnh cấm được dỡ bỏ.
Mặt khác, những bất đồng từ nhóm OPEC+ trong thời gian gần đây đã làm sản lượng dầu bị kiềm hãm và gây ảnh hưởng đến giá cả. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế đang kéo theo sự gia tăng của chi phí năng lượng.
Đứng thứ 3 về mức tăng là cổ phiếu ngành nguyên vật liệu, với mức tăng là 2%. Ở vị trí thứ tư là cổ phiếu của nhóm ngành công nghiệp với mức tăng là 1,6%.
Ở các nhóm ngành đối lập, cổ phiếu của ngành công nghệ và dịch vụ truyền thông đều chỉ đạt được mức tăng là 0,9%, tăng ít hơn so với các cổ phiếu phòng thủ – nhóm ngành thường tăng ít hơn trong quá trình kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, cổ phiếu công nghệ vẫn là nhóm ngành dẫn đầu đà tăng trưởng trên thị trường trong năm nay. Điều này được nhìn thấy thể hiện một cách trực quan trên các biểu đồ và trên cơ sở hàng tuần, hàng tháng, ba tháng và hàng năm.
Chỉ số Nasdaq đang tăng cao hơn:
Chỉ số này đã tăng khoảng 14% từ mức thấp nhất trong tháng 5.
Trong khi chỉ số Russell 2000 thì:
Chỉ số Russell 2000 đại diện cho những công ty của Mỹ có vốn hoá nhỏ chỉ tăng một nửa – là 6,68% – so với cùng kỳ. Hiện chỉ số này đang đang giao dịch đi ngang, điều này tạo ra cơ hội để đảo chiều xu hướng, giá có thể bứt phá xuống dưới vùng hỗ trợ của đường viền cổ.
Vào hôm thứ Sáu, thị trường vẫn tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục, điều này cho thấy không có quá nhiều thay đổi đang diễn ra.
Lạm phát vẫn đang di chuyển thoe một quỹ đạo, trong khi đại dịch Covid-19 với biến thể Delta mới vẫn đang tiếp tục lây lan ở nhiều quốc gia, trong đó có nhiều bang ở Hoa Kỳ.
Khi thị trường vẫn đang tồn tại tâm lý lo ngại, các ngân hàng lớn trên thế giới bao gồm Blackrock, JPMorgan Asset Management và Morgan Stanley Wealth Management – những ngân hàng có tổng tài sản quản lý là 12.000 tỷ USD – đã cho biết rằng báo cáo thu nhập trong quý 2 sẽ cho thấy nền kinh tế vẫn đang hồi phục rất tốt.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn đang hỗ trợ nền kinh tế bằng các biện pháp kích thích. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng khác, đồng thời bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Ngân hàng ECB của EU cũng cho biết rằng họ sẽ cho phép lạm phát vượt qua mục tiêu 2%.
Nhìn chung, sắp tới thị trường sẽ có nhiều biến động, xu hướng có thể đảo chiều liên tục, do thị trường đang có 2 nhóm nhà đầu tư, một nhóm cho rằng nền kinh tế đang hồi phục chậm chạp, trong khi nhóm còn lại cho rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt.
Lợi suất trái đang tăng trở lại, bao gồm cả lợi suất trái phiếu 10 năm, điều này đã thúc đẩy các cổ phiếu ngành tài chính tăng trưởng vào hôm thứ Sáu, liệu xu hướng có thể tiếp tục hay sẽ bị đảo chiều trong thời gian tới?
Hôm thứ Sáu, lợi suất trái phiếu đã tăng sau khi phá vỡ đường hỗ trợ của tam giác giảm (thể hiện qua màu xanh dương trên biểu đồ), điều này cho thấy việc hồi phục này chỉ là tạm thời trước khi một động thái giảm diễn ra, để tăng tốc độ giảm từ kênh giảm màu cam sang kênh giảm màu đỏ.
Chỉ số đồng USD đã suy giảm hai phiên liên tiếp đến hôm thứ Sáu, trong khi lợi suất trái phiếu tăng. Có thể các nhà đầu tư cho rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ thúc đẩy lạm phát, điều này đã khiến sức mua đồng USD giảm đi.
Kể từ tháng 11, đồng USD đã dao động khá mạnh, nếu tỷ giá đạt được sự bứt phá, đồng USD sẽ di chuyển theo hướng đó.
Quan sát biểu đồ dưới, có thể thấy vàng đã phá vỡ mô hình cờ đuôi nheo giảm và tăng cao hơn.
Tiếp đó, kim loại quý này đã tiến đến vùng đỉnh của kênh giảm trước đây, tuy nhiên tỷ giá đã không thể phá vỡ mô hình nến sao băng hôm thứ Ba (đường màu đỏ).
Đồng Bitcoin ít biến động trong tuần.
Dầu thô đã tăng hai ngày liên tiếp, sau mô hình nến búa vào hôm thứ Năm tuần trước.
Tuy nhiên, sau khi tỷ giá giảm xuống dưới đường xu hướng tăng, giá dầu WTI có thể đang đi lên để tạo thành đỉnh mới, điều này được thể hiện qua chỉ báo MACD và sự phân kỳ âm của ROC.
Lịch kinh tế trong tuần
Thứ Ba
- Mỹ – Chỉ số CPI cơ bản: dự kiến sẽ giảm từ 0,7% xuống mức 0,4%.
- New Zealand – Quyết định mới nhất về lãi suất của RBNZ: dự kiến lãi suất sẽ duy trì ở mức 0,25%.
Thứ Tư
- Vương quốc Anh – Chỉ số CPI: dự kiến sẽ tăng cao hơn từ 2,1% lên mức 2,2%.
- Mỹ – Chỉ số PPI: dự kiến sẽ giảm xuống 0,5% từ 0,8%.
- Canada – Báo cáo chính sách tiền tệ của Ngân hàng BoC và Quyết định về lãi suất mới nhất: dự kiến lãi suất sẽ duy trì ở mức 0,25%.
- Mỹ – Dữ liệu về trữ lượng Dầu thô tồn kho: dự kiến giảm 6,866 triệu thùng.
- Úc – Báo cáo thay đổi việc làm mới nhất với dự kiến sẽ giảm xuống 30.000 so với mức 115.200 trước đó.
- Trung Quốc – Dữ liệu về Sản lượng công nghiệp: dự kiến sẽ giảm từ 8,8% xuống 7,9%.
- Trung Quốc – Chỉ số GDP: dự kiến sẽ giảm mạnh xuống 8,1% từ 18,3% so với cùng kỳ năm trước, và sẽ tăng hơn gấp đôi trên cơ sở hàng quý lên 1,3% từ mức 0,6%.
Thứ Năm
- Vương quốc Anh – Chỉ số thay đổi trợ cấp thất nghiệp.
- Mỹ – Chỉ số trợ cấp thất nghiệp lần đầu: dự kiến sẽ giảm so với tháng trước, thay đổi từ 733 nghìn xuống còn 360 nghìn.
- Mỹ – Chỉ số Sản xuất của Fed Philadelphia với dự kiến sẽ giảm xuống 28,3 từ 30,7.
- New Zealand – Chỉ số CPI: dự kiến sẽ giảm xuống 0,7% từ mức 0,8% theo quý.
- Nhật Bản – Báo cáo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Báo cáo về triển vọng kinh tế trong tương lai
Thứ Sáu
- Châu Âu – Chỉ số CPI: dự kiến sẽ ở mức 1,9%, không thay đổi so với tháng trước.
- Châu Mỹ – Chỉ số doanh thu bán lẻ cơ bản với dự kiến sẽ tăng từ -0,7% lên mức 0,5%.
- Châu Mỹ – Chỉ số Doanh thu bán lẻ: dự kiến sẽ tăng từ -1,3% lên mức -0,4%.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!