Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo hệ thống giao dịch hiệu quả là phương pháp mà các nhà đầu tư Forex thành công vẫn thường làm. Bởi mỗi chỉ báo sẽ có một tính chất hoạt động riêng, nhưng khi bạn biết cách kết hợp nó thì sẽ nhanh chóng nâng cấp chiến lược đầu tư của mình. Vì thế trong bài viết này, Thuvientaichinh sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp các chỉ báo kỹ thuật.
Tại sao nên kết hợp các chỉ báo kỹ thuật?
Như đầu đề, Thuvientaichinh có nên rõ, một hệ thống giao dịch hiệu quả sẽ được xây dựng nên khi bạn kết hợp các chỉ báo kỹ thuật. Thông thường, một chỉ báo kỹ thuật chỉ hoạt động thực sự hiệu quả trong một giai đoạn nhất định hoặc trong một số tình huống cụ thể.
Chẳng hạn như các chỉ báo kỹ thuật lagging indicators dùng để xác định xu hướng thì chỉ hoạt động tốt khi thị trường có xu hướng. Hoặc các chỉ báo kỹ thuật leading indicators lại được dùng để nhận biết tín hiệu đảo chiều của thị trường. Do đó, nó sẽ thực hiện hết công năng khi thị trường tích lũy hoặc đi ngang.
Chính vì những lý do trên, việc kết hợp các chỉ báo kỹ thuật là một điều hết sức cần thiết. Nếu bạn biết cách kết hợp chúng một cách khéo léo thì sẽ tạo được một hệ thống “vũ khí” giao dịch “tối thượng”. Ngay sau đó, trader sẽ trở nên linh hoạt hơn với thị trường và tìm được cơ hội giao dịch kiếm lời hiệu quả nhất.
Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo hệ thống giao dịch hiệu quả
Trước khi kết hợp các chỉ báo kỹ thuật trader cần có một lưu ý nhỏ là không phải chỉ báo nào cũng có mối liên kết với nhau. Thậm chí việc kết hợp quá nhiều chỉ báo cùng chức năng sẽ không mang lại tín hiệu giao dịch tối ưu. Trái lại nó còn gây ra sự phức tạp hóa vấn đề trong quá trình nghiên cứu thị trường Forex.
Do đó, để kết hợp các chỉ báo kỹ thuật hiệu quả thi trader cần phải hiểu được chức năng của từng chỉ báo. Và sau đây, Thuvientaichnh sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý kết hợp các chỉ báo kỹ thuật phổ biến. Nhà đầu tư hãy tham khảo nhé!
Bollinger bands và Stochastic
Cặp chỉ báo kết hợp đầu tiên mà Thuvientaichinh muốn giới thiệu đến bạn đó chính là Bollinger bands và Stochastic. Nhằm giúp cho bạn nhận định rõ hơn về vấn đề phân tích thì chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một ví dụ cụ thể. Như hình ảnh bên dưới đây chúng tôi sẽ sử dụng cặp tiền tệ EUR / USD trên khung thời gian 4 giờ.
Như đồ thị trên, nhà đầu tư sẽ Sell khi nào?
- Giá cặp tiền tệ EUR / USD đã chạm đến dải band trên và hình thành một mức kháng cự.
- Chỉ báo Stochastic lại đang nằm trong vùng quá mua, điều này có nghĩa là giá tài sản có thể giảm xuống sớm hơn dự định.
- Từ 2 tín hiệu trên, chúng ta thấy được đây là một cơ hội để đặt lệnh bán ra cặp tiền tệ EUR / USD.
- Tiếp tục theo dõi biểu đồ sau đó thì giá tài sản đã giảm khoảng 300 pips.
Vậy nhà đầu tư sẽ Buy khi nào?
- Trái ngược với tình huống sell, giá tài sản đã chạm xuống dải band bên dưới và tạo thành một mức hỗ trợ. Tức nghĩa giá có thể tăng lên từ thời điểm này.
- Trong khu vực bán quá mức, chỉ báo Stochastic đang nằm trong đó thì đây là một tín hiệu tốt để thực hiện lệnh mua vào.
- Nếu bạn thực hiện theo đúng chiến lược này sẽ nhận ngay về cho mình khoảng 400 pips.
Chỉ báo RSI và MACD
Thêm một tình huống kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo hệ thống giao dịch hiệu quả. Có thể nói chỉ báo RSI và MACD là đôi bạn song hành được rất nhiều trader sử dụng.
Như hình ảnh ví dụ trên đây, bạn sẽ phân tích được vấn đề sau:
- Khi chỉ báo RSI đạt đến vùng quá mua và cho ra các tín hiệu vào lệnh Sell. Cùng thời điểm đó, chỉ báo MACD cũng nhanh chóng cắt xuống thì đây là một tín hiệu Sell chắc chắn. Sau đó sự tiếp diễn của biểu đồ sẽ là giá dịch chuyển ngay từ thời điểm trên.
- Ngược lại, khi chỉ báo RSI giảm xuống vùng quá bán thì chúng ta cũng hình dung về một lệnh Buy chuẩn bị. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì chúng ta cần phải xác định thêm tín hiệu từ chỉ báo MACD. Có như vậy việc kết hợp các chỉ báo kỹ thuật mới cho ra kết quả tối ưu nhất. Tại đây, MACD đã cắt lên, đây cũng là tín hiệu BUY. Từ thời điểm này, giá đã tăng đều đặn và nếu bạn thực hiện lệnh Buy thì giao dịch sẽ thành công.
Qua tình huống trên bạn có thấy chỉ báo RSI thực sự đưa ra tín hiệu trước MACD hay không? Thực tế khi kết hợp các chỉ báo kỹ thuật này thì chúng đều có tính chất khác nhau. Nhưng chung quy lại, kết quả lại cho ra những tín hiệu tích cực để nhà đầu tư vào lệnh hiệu quả hơn.
Kết luận
Vậy là độc giả đã hiểu được vì sao chúng ta nên kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo hệ thống giao dịch hiệu quả. Bên cạnh đó, với một số gợi ý kết hợp mẫu thì trader có thể tận dụng và nghiên cứu thị trường Forex một cách sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật luôn đúng 100% là điều bất khả thi. Quan trọng nhất vẫn là chiến lược trading cũng như việc thực hành giao dịch với các chỉ báo. Có như vậy, bạn mới tìm được cho mình một sự kết hợp “đẹp đôi” nhất.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn xem biểu đồ forex nhanh chóng
- Hướng dẫn sử dụng metatrader 4 từ A đến Z
- Mt5 forex có ưu điểm nổi bật nào?
- Cách tận dụng đường xu hướng trong giao dịch Forex
- Đường ema là gì? Tầm quan trọng của đường ema trong phân tích kỹ thuật
- giá bid là gì? Giá bid có ý nghĩa gì?
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien