Núi rừng bạt ngàn, thung lũng xanh cùng những con sông băng hùng vĩ chính là yếu tố để diễn tả về Thụy Sĩ. Bên cạnh đó, nền kinh tế Thụy Sĩ được mệnh danh là ổn định nhất thế giới.
Đây là một trong những ưu điểm nổi bật thu hút nhà giao dịch khi sử dụng đồng tiền tệ của quốc gia này. Tiếp theo đây, Thuvientaichinh sẽ giới thiệu thêm đến bạn về tổng quan kinh tế Thụy Sĩ những năm gần đây. Hy vọng bạn sẽ vận dụng kiến thức này vào giao dịch của mình một cách hiệu quả nhé.
Tổng quan về Thụy Sĩ
Thụy Sĩ có vị trí nằm giữa phía Tây châu Âu với diện tích chỉ 41.000 km², bằng 1/8 diện tích của Việt Nam. Do đó, nền kinh tế Thụy Sĩ cũng bị ảnh hưởng phần nào bởi Đức, Áo, Ý và Pháp. Tuy có vị thế nằm giữa châu Âu nhưng đất nước này không thuộc liên minh châu Âu.
Ngoài những cảnh sắc tuyệt đẹp tại Thụy Sĩ thì nơi đây duy nhất trên thế giới có 4 ngôn ngữ chính. Và ở mỗi vùng khác nhau ở Thụy Sĩ, người dân lại sử dụng các ngôn ngữ khác nhau.
Tiếp giáp | Đức, Pháp, Ý, Áo |
Diện tích | 15.940 dặm vuông |
Dân số | 7.954.700 |
Mật độ | 477,4 người/dặm vuông |
Thủ đô | Bern |
Chủ tịch Liên đoàn Thụy Sĩ | Doris Leuthard |
Tiền tệ | Franc Thụy Sĩ (CHF) |
Đối tác nhập khẩu | Đức 26,19%, Ý 10,46%, Pháp 8,4%, Hoa Kỳ 6,08%, Trung Quốc 5,75%, Áo 4,4% |
Đối tác xuất khẩu | Đức 18,5%, Hoa Kỳ 11,61%, Ý 7,61%, Pháp 6,96%, Vương quốc Anh 5,67% |
Các múi giờ | GMT + 1 |
Khám phá nền kinh tế Thụy Sĩ
- Do quy mô đất nước nhỏ và chuyên môn hóa lao động cao nên nền kinh tế Thụy Sĩ phụ thuộc rất nhiều vào công nghiệp và thương mại. Hơn thế nữa, Thụy Sĩ được xem là đất nước có thu nhập cá nhân khá cao với tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng ngân sách.
- Tuy là một quốc gia không quá lớn nhưng nền kinh tế Thụy Sĩ đã tạo ra 529,9 tỷ đô la trong tổng sản lượng năm 2010. Và đạt mức GDP là 46.815 đô la đứng thứ 7 toàn cầu.
- Xét về yếu tố thương mại, theo báo cáo của CIA World Factbook về xuất khẩu thì Thụy Sĩ đạt 308,3 tỷ USD trong năm 2011 và 258,5 tỷ USD trong năm 2010. Và những đối tác thương mại lớn của đất nước này chính là Đức, Mỹ, Pháp, Ý, Áo, Nga và Anh.
- Bên cạnh đó, khi nhắc đến Thụy Sĩ chúng ta sẽ nghĩ ngay về đồng hồ – một sản phẩm quốc dân mà ai ai trên thế giới đều biết đến. Và ngành công nghiệp của nước này cũng tương đối phát triển, chủ yếu là các lĩnh vực máy móc, dệt may, dụng cụ, hóa chất.
Chính sách tài chính và tiền tệ Thụy Sĩ
- Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) đảm nhận nhiệm vụ là thúc đẩy và duy trì sự ổn định tiền tệ – tài chính. Và Ngân hàng Trung ương này không giống với các quốc gia khác, thay vì đặt ra một con số lãi suất cố định trong 3 tháng thì SNB lại đặt phạm vi cho mức lãi suất mong muốn – Libor.
- Mặc khác, SNB còn giữ vai trò rất quan trọng khi đảm bảo mức ổn định của đồng tiền Thụy Sĩ. Vì khi mức giá trị này quá cao thì sẽ dẫn đến lạm phát, thậm chí trầm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu nền kinh tế Thụy Sĩ.
- Theo đó, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) sẽ có một số chính sách quan trọng nhằm giữ vững giá trị đồng CHF. Thậm chí họ sẽ can thiệp mọi cách vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá trị của đồng tiền tệ này.
- Ngoài ra, SNB còn tác động đến tỷ lệ lạm phát của Thụy Sĩ thông qua thị trường mở. Nếu lãi suất thị trường mở tăng thì SNB sẽ nới lỏng mức thanh khoản với các ngân hàng thương mại khác và ngược lại.
- So với mặt tài chính của các nước đang phát triển thì Thụy Sĩ là quốc gia có mức thuế thấp nhất thị trường. Điển hình như thuế suất doanh nghiệp ở Thụy Sĩ chạy từ 8,5% đến 10,0%.
Khám phá về đồng tiền tệ của Thụy Sĩ – CHF
- Đồng tiền tệ được lưu hành hiện nay tại Thụy Sĩ là Franc – CHF, hay nó còn được gọi là Swissy. Do tính chất đặc biệt về chính trị nên SNB đã tạo cho đồng CHF có tình trú ẩn an toàn hơn bao giờ hết.
- Do đó, nếu thị trường tài chính ngoài kia bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ chuyển tiền vào Thụy Sĩ và làm đồng CHF tăng giá. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn vàng được rất nhiều người dân Thụy Sĩ vận dụng.
- Khoảng 25% tiền của quốc gia này được dự trữ bằng vàng. Do đó, đồng CHF có mối tương quan chặt chẽ với những biến động của vàng. Tức nếu giá vàng tăng thì giá CHF tăng, nếu giá vàng giảm thì CHF giảm.
Các chỉ số ảnh hưởng đến nền kinh tế Thụy Sĩ
- GDP – Tổng sản phẩm quốc nội: Đây là chỉ số đo lường sự thay đổi của tất cả hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này.
- Dữ liệu doanh thu bán lẻ: Chỉ số này giúp cho nền kinh tế Thụy Sĩ đo lường tổng giá trị trong ngành bán lẻ.
- CPI – Chỉ số giá tiêu dùng: Đây là chỉ số rất quan trọng để giúp Thụy Sĩ đo lường mức lạm phát cũng như các thay đổi về giá trị hàng hóa.
- Cán cân thương mại: Ngành xuất khẩu của Thụy Sĩ rất mạnh, do đó các nhà giao dịch cần phải chú ý đến chỉ số này vì chúng sẽ tác động trực tiếp đến xu hướng thị trường đồng CHF.
Các yếu tố tác động đến nền kinh tế Thụy Sĩ và đồng CHF
- Trị giá của vàng: Có thể nói CHF có mối tương quan lên đến 80% với vàng. Và khi giá vàng trượt thì đồng CHF sẽ suy yếu. Ngược lại, khi giá vàng tăng thì đồng CHF sẽ mạnh lên.
- Tiến trình phát triển của khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ: Mặc dù Thụy Sĩ không thuộc vào nhóm liên minh châu Âu nhưng yếu tố sản xuất của quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của khu vực đồng euro và Hoa Kỳ. Trong đó, tỷ lệ đối tác xuất khẩu như sau: Đức (21,2%), Pháp (8,2%), Ý (7,9%), Áo (4,5%) và Hoa Kỳ (8,7%).
- Hoạt động sáp nhập và mua lại rất phổ biến tại Thụy Sĩ. Do đó, nếu có một doanh nghiệp muốn mua lại công ty ở Thụy Sĩ thì bắt buộc họ phải đổi tiền nội tệ thành đồng CHF. Dẫn đến nhu cầu về CHF tăng và giá trị đồng CHF cũng tăng theo.
- Yếu tố tác động bí ẩn: Cặp tiền tệ USD/CHF còn bị ảnh hưởng bởi EUR/CHF. Vì khi lãi suất của ECB tăng sẽ làm cho giá trị của đồng EUR nhảy vọt từ đó tác động đến nền kinh tế Thụy Sĩ và cặp tiền tệ USD/CHF.
Chiến thuật giao dịch với cặp tiền tệ USD/CHF là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách giao dịch, trader cần biết rằng USD/CHF được giao dịch với số lượng bằng USD. Kích thước lot tiêu chuẩn sẽ bằng 100.000$ và kích thước lot nhỏ sẽ bằng 10.000$.
Giá trị pip của cặp tiền tệ này được tính theo đồng CHF bằng cách chia 1 pip theo tỷ giá cặp tiền tệ hiện tại. Trong đó, mức lợi nhuận và thua lỗ sẽ được tính như sau:
- Mỗi dao động pip = 10 CHF đối với lot tiêu chuẩn.
- Mỗi dao động pip = 1 CHF đối với lot nhỏ.
Các nhà giao dịch cần lưu ý rằng, cặp tiền tệ USD/CHF và EUR/CHF chỉ hoạt động trong phiên giao dịch châu Âu. Thậm chí cả 2 cặp tiền tệ này đều bị giới hạn về thời gian nên thường dẫn đến hiện trạng đột biến và đột phá trong xu hướng thị trường.
Như những gì Thuvientaichinh đã giới thiệu ban đầu thì nhằm hạn chế lạm phát SNB rất thường xuyên theo dõi định giá của Swissy. Chính vì thế họ sẽ can thiệp vào thị trường Forex để làm suy giảm giá trị đồng CHF.
Bên cạnh đó, nhà giao dịch nên theo dõi những chỉ số kinh tế của các khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ để đảm bảo an toàn giao dịch với đồng CHF.
Đồng thời, cặp tiền tệ EUR/CHF cũng rất nên được thêm vào lựa chọn giao dịch của trader. Giả dụ như lãi suất ECB tăng kéo theo cặp tiền tệ EUR/CHF tăng trên mức chênh lệch của USD/CHF.
Lúc này đây có trader thông thái hãy tận dụng cơ hội này mà thu về lợi nhuận cho mình nhé.
Các bài viết liên quan:
- Làm thế nào để giao dịch Forex cho người mới bắt đầu
- Làm giàu từ Forex được không?
- Hướng dẫn các cách kiếm tiền từ Forex
- Ichimoku là gì? Làm thế nào để giao dịch với Ichimoku hiệu quả
- Margin Level là gì? Làm thế nào để tính mức ký quỹ trong Forex chính xác
- Xếp hạng các sàn giao dịch Forex
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien