Ở bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về “Tài sản Equity là gì?”, và để tiếp tục chuỗi seri bài học về “Ký quỹ”, thì hôm nay Thuvientaichinh sẽ cùng các bạn tìm hiểu về “Số dư ký quỹ là gì?” hay còn gọi là “Free Margin”, một thuật ngữ quan trọng trong giao dịch ngoại hối, hãy cùng theo dõi nhé!
Số dư ký quỹ là gì? (Free Margin)
Tiền ký quỹ (Margin) được phân thành hai loại là Tiền ký quỹ đã sử dụng (Used Margin) hoặc Số dư ký quỹ (Free Margin).
Used Margin là TỔNG số tiền ký quỹ bắt buộc đang được sử dụng để duy trì tất cả các vị thế mở, chúng ta đã tìm hiểu thuật ngữ này trong một bài học trước.
Free Margin (Số dư ký quỹ) là khoản chênh lệch giữa Vốn chủ sở hữu (Equity) và Ký quỹ đã sử dụng (Used Margin).
Có thể nói, Free Margin là số dư trong tài khoản chưa đươc dử dụng để mở vị thế nào, nó còn được gọi là “Ký quỹ khả dụng”, vì đó là số tiền ký quỹ mà bạn có thể dùng để mở các vị thế mới.
Free Margin có thể được coi là:
- Số tiền đang sẵn sàng để mở các giao dịch MỚI.
- Số tiền mà các lệnh chờ có thể bị thay đổi trước khi bạn nhận được Lệnh gọi ký quỹ hoặc Stop Out.
Đừng lo lắng về cuộc gọi ký quỹ và Stop Out là gì, vì chúng sẽ được thảo luận ở những bài học sau. Còn bây giờ, chỉ cần biết chúng là những điều mà nhà giao dịch không muốn gặp phải.
Cách tính Free Margin
Dưới đây là cách tính Free Margin:
Số dư ký quỹ = Vốn chủ sở hữu – Ký quỹ đã sử dụng
(Free Margin = Equity – Used Margin)
Nếu bạn có các vị thế đang mở và chúng hiện đang có lợi nhuận, thì Vốn chủ sở hữu của bạn sẽ tăng lên, có nghĩa là bạn cũng sẽ có nhiều Số dư ký quỹ hơn.
Lợi nhuận thả nổi (Floating profits) sẽ làm tăng Vốn chủ sở hữu (Equity), làm tăng Số dư ký quỹ (Free Margin).
Ngược lại, nếu các vị thế mở của bạn đang thua lỗ, thì Vốn chủ sở hữu của bạn sẽ giảm, điều đó có nghĩa là bạn cũng sẽ có ít Số dư ký quỹ hơn.
Các khoản lỗ thả nổi (Floating losses) sẽ làm giảm Vốn chủ sở hữu (Equity), làm giảm Số dư ký quỹ (Free Margin).
Nhưng nếu bạn không có giao dịch nào đang mở thì sẽ như thế nào?
Chúng ta sẽ tìm hiểu qua ví dụ sau:
Bạn nạp 1.000 USD vào tài khoản giao dịch của mình. Bạn không có bất kỳ vị thế nào đang mở, vậy Số dư ký quỹ của bạn là bao nhiêu?
Bước 1: Tính vốn chủ sở hữu (Equity)
Nếu bạn không có bất kỳ vị thế nào đang mở, thì sẽ rất dễ để tính toán Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi
(Equity = Account Balance + Floating Profits (or Losses))
1.000 USD = 1.000 USD + 0 USD
Như vậy, Vốn chủ sở hữu sẽ bằng với Số dư của bạn.
Vì bạn không có bất kỳ vị thế mở nào, nên bạn không có bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ thả nổi nào.
Bước 2: Tính Số dư ký quỹ (Free Margin)
Nếu bạn không có bất kỳ vị thế nào đang mở, thì Free Margin sẽ bằng với Equity.
Số dư Ký quỹ (Free Margin) = Vốn chủ sở hữu (Equity) – Ký quỹ đã sử dụng (Used Margin)
1.000 $ = 1.000 $ – 0 $
Bởi vì không có bất kỳ vị thế nào đang được mở, nên không có ký quỹ nào được “sử dụng”.
Điều này có nghĩa là Free Margin của bạn sẽ bằng với số dư tài khoản và Equity.
Vậy khi bạn đang mở giao dịch thì sẽ như thế nào?
Ví dụ: Mở một vị thế mua USD/JPY
Giả sử bạn có số dư tài khoản là 1.000 USD
Bước 1: Tính toán yêu cầu ký quỹ (Required Margin)
Bạn muốn mua USD/JPY với 1 mini lot (10.000 đơn vị). Và Yêu cầu ký quỹ là 4%.
Vậy bạn sẽ cần bao nhiêu tiền ký quỹ (Ký quỹ Bắt buộc) để mở vị thế?
Vì USD là đơn vị tiền tệ cơ sở nên 1 mini lot sẽ là 10.000 USD, có nghĩa là Notional Value của vị thế sẽ là 10.000 USD.
Ký quỹ yêu cầu = Notional Value x Yêu cầu ký quỹ
400 USD = 10.000 USD x 0,04
Giả sử tài khoản giao dịch của bạn bằng USD, vì Yêu cầu Ký quỹ là 4%, nên Ký quỹ Bắt buộc sẽ là 400 USD.
Bước 2: Tính toán số tiền ký quỹ đã sử dụng (Used Margin)
Ngoài giao dịch mua USD/JPY trên, không có bất kỳ giao dịch nào khác đang mở. Đó là vị thế DUY NHẤT, nên Used Margin sẽ bằng với Ký quỹ Bắt buộc.
Bước 3: Tính vốn chủ sở hữu (Equity)
Giả sử rằng giá đã di chuyển nhẹ theo hướng có lợi cho bạn và vị thế của bạn hiện đang giao dịch ở mức hòa vốn.
Điều này có nghĩa là Floating P/L của bạn là 0 USD.
Vậy làm sao để tính Vốn chủ sở hữu?
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Floating P/L
1.000 USD = 1.000 USD + 0 USD
Như vậy, vốn chủ sở hữu trong tài khoản của bạn hiện là 1.000 USD.
Bước 4: Tính toán Số dư ký quỹ (Free Margin)
Bây giờ, chúng ta đã biết Vốn chủ sở hữu, nên có thể tính toán Free Margin:
Số dư ký quỹ = Vốn chủ sở hữu – Ký quỹ đã sử dụng
(Free Margin = Equity – Used Margin)
600 USD = 1.000 USD – 400 USD
Như vậy, Free Margin lúc này sẽ là 600 USD.
Tóm lại, có thế thấy Vốn chủ sở hữu là tổng số tiền ký quỹ Đã sử dụng và Số dư ký quỹ của bạn.
Vốn chủ sở hữu = Ký quỹ đã sử dụng + Số dư ký quỹ
(Equity = Used Margin + Free Margin)
Tổng kết về bài học
Số dư ký quỹ là số tiền KHÔNG bị “khóa” do vị thế mở và có thể được sử dụng để mở các vị thế mới. Khi Số dư ký quỹ bằng 0 hoặc ít hơn, không thể mở các vị thế bổ sung.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành bài học hôm nay, và trong các bài học trước, chúng ta đã học về:
- Ký quỹ giao dịch Forex là gì?
- Số dư Balance là gì?
- Floating P/L là gì?
- Ký quỹ Margin là gì? Ký quỹ Bắt buộc là gì? Yêu cầu ký quỹ là gì?
- Ký quỹ đã sử dụng là gì?
- Tài sản Equity là gì?
Ở bài học kế tiếp, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về khái niệm Mức ký quỹ là gì? Margin level là gì? Hãy cũng theo dõi nhé!
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!