Đối với những ai đi theo trường phái phân tích kỹ thuật thì chắc chắn không thể nào “buông lơi” hai từ khóa là giá và khối lượng (volume). Vì mối tương quan giữa 2 yếu tố này sẽ giúp cho nhà giao dịch xác định được xu hướng thị trường. Cụ thể khối lượng sẽ tăng khi xu hướng thị trường đi theo chiều đích thực của nó. Ngược lại, khối lượng sẽ giảm khi thị trường đi ngược chiều xu hướng.
Nhận thấy được tầm quan trọng này mà Joseph Granville đã xây dựng nên một chỉ báo khối lượng có tên là On Balance Volume (OBV).
Tìm hiểu On Balance Volume (OBV) là gì?
Hiểu theo cách xác nghĩa nhất thì On Balance Volume (OBV) chính là chỉ báo khối lượng cân bằng. Theo đó, nó sẽ giúp cho nhà giao dịch đo lường được sức mua và sức bán đối với một cặp tiền tệ trong thị trường đầu tư ngoại hối.
Bản chất của On Balance Volume (OBV) mang tính lũy kế khá cao. Vì nếu thị trường tăng giá thì khối lượng sẽ được cộng dồn vào On Balance Volume (OBV) của ngày hôm sau.
Nhưng khi thị trường giảm giá thì khối lượng sẽ bị trừ đi ngay lập tức. Từ những dữ liệu thu được thì On Balance Volume (OBV) sẽ được vẽ lại thành đường biểu đồ như hình ảnh bên dưới đây.
Theo nhận định của Joseph Granville – cha đẻ của chỉ báo khối lượng cân bằng thì ông cho rằng khối lượng sẽ luôn đi trước giá trị. Cũng khá dễ hiểu vì khối lượng tác động rất mạnh đến tính thanh khoản của thị trường. Tiếp theo đó tính thanh khoản sẽ gây áp lực đến giá. Từ đó, sự dịch chuyển của khối lượng sẽ hình thành nên tín hiệu về giá cực kỳ hữu ích.
Làm thế nào để tính On Balance Volume (OBV)?
Theo đánh giá của Thuvientaichinh thì công thức tính On Balance Volume (OBV) khá đơn giản. Nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá và khối lượng giao dịch tại một thời điểm nhất định.
Vậy cụ thể công thức tính On Balance Volume (OBV) là gì? Thuvientaichinh sẽ chia ra thành nhiều trường hợp để bạn dễ dàng hình dung và áp dụng vào chiến thuật giao dịch của mình nhé.
- Trường hợp 1 là nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay cao hơn phiên trước thì ta được: OBV = OBV (n-1) + Volume (n).
- Trường hợp 2 là nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay thấp hơn phiên trước thì ta được: OBV = OBV (n-1) + [– Volume (n)].
- Trường hợp 3 là nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay bằng với phiên trước thì ta được: OBV = OBV (n-1).
Trong đó, n chính là phiên giao dịch hiện tại. Hiện tại cách tính On Balance Volume (OBV) đã được tích hợp trên nền tảng giao dịch MT4. Tuy nhiên nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ báo khối lượng cân bằng thì cần phải phổ cập thêm cho mình công thức tính của nó là gì.
Ý nghĩa sử dụng On Balance Volume (OBV)
Tất nhiên trong thị trường ngoại hối On Balance Volume (OBV) giúp ích rất nhiều cho các nhà giao dịch. Cụ thể là:
- Nếu như các nhà đầu tư tính được chỉ số OBV tăng thì điều đó chứng tỏ là sức mua trên thị trường đang lớn hơn sức bán ở một mức nhất định. Từ đó chúng ta có thể dự đoán rằng giá sẽ có xu hướng tăng giá trong tương lai. Hay nói cách khác là một khi chỉ số OBV có biểu hiện tăng mạnh thì đồng nghĩa volume phiên giảm giá < volume phiên tăng giá.
- Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra nếu như chỉ số OBV giảm thì sức mua trên thị trường đang thấp hơn sức bán. Và hiện tượng này dẫn đến nhiều dự đoán là giá sẽ có xu hướng giảm tiềm năng.
- Hoặc cũng có trường hợp chỉ số OBV tăng trưởng nhưng giá trị vẫn giữ nguyên, đôi khi giá còn giảm xuống. Khi đó chúng ta có thể mạnh dạn đoán là lực giảm giá đang dần suy yếu và chuẩn bị cho một đà tăng trưởng sắp diễn ra.
- Ngược lại, chỉ số OBV giảm nhưng giá trị vẫn giữ nguyên hoặc đi lên. Và đây là tín hiệu của lực tăng giá đang dần suy yếu và chuẩn bị cho một kỳ giảm mạnh tiềm năng.
Hướng dẫn sử dụng On Balance Volume (OBV)
Xác định xu hướng
Trên biểu đồ tổng quan thị trường thì On Balance Volume (OBV) rất hữu hiệu trong việc xác định sự dịch chuyển của xu hướng. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch cũng có thể dựa vào dòng chảy khối lượng tích cực (lực mua) và tiêu cực (lực bán) trước những biến chuyển thay đổi về giá. Từ đó bạn có thể xác định được những pha đảo chiều bất ngờ của xu hướng trong thị trường ngoại hối.
Tín hiệu phân kỳ và hội tụ
Một khi giá tăng nhưng chỉ số OBV giảm thì chứng tỏ thị trường sắp có sự phân kỳ diễn ra.
Cụ thể là giá đang dịch chuyển theo đà đi lên và thể hiện sức bán đang lớn hơn sức mua. Kết hợp với tín hiệu lực tăng của giá đang dần hạ nhiệt. Đây chính là tín hiệu dự đoán khả năng cao là có xu hướng đảo chiều giảm.
Hoặc khi chỉ số OBV tăng và sức bán đang yếu hơn sức mua, kèm xu hướng giá giảm. Điều này giúp nhà giao dịch đưa ra dự đoán là xu hướng giá giảm đang yếu đi và sẽ xuất hiện một đợt sóng đảo chiều tăng.
Xác định ngưỡng quan trọng
Bản chất của volume cũng tương tự như giá vì chúng sẽ biến động rất lớn nếu như tiến đến các ngưỡng phá vỡ. Cụ thể là:
- Nếu giá tăng sau một xu hướng giảm kết hợp tín hiệu chỉ số OBV liên hồi vượt lên trên những vùng kháng cự. Chúng ta có thể đưa ra kết luận dự đoán là thị trường sẽ đảo chiều và đi lên.
- Trường hợp đối nghịch lại, nếu giá giảm sau một xu hướng tăng kết hợp tín hiệu chỉ số OBV liên hồi đi xuống trên những vùng hỗ trợ. Các nhà giao dịch sẽ xem xét và đưa ra dự đoán là thị trường sẽ đảo chiều và đi xuống.
Bài viết liên quan:
- Xu hướng thị trường (Market Trend) là gì?
- Break out là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giao dịch hiệu quả
- Tín hiệu giao dịch phân kỳ trong Forex là gì?
- Fibonacci là gì? Cách sử dụng dãy fibonacci hiệu quả
- Kênh giá là gì? Cách vẽ kênh giá chính xác để xác định xu hướng
- Nến Nhật là gì? Các mô hình nến Nhật thường gặp bạn nên biết
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien