Các nhà đầu tư vàng đang chờ đợi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ được công bố vào thứ Năm, đây là dữ liệu lạm phát quan trọng đối với các thị trường.
Kỳ vọng lãi suất dự kiến sẽ giảm nếu CPI hàng năm thấp hơn mức dự báo 7,3%, khiến lợi tức trái phiếu đang ở mức cao kỷ lục sụt giảm và hỗ trợ cho thị trường chứng khoán đang gặp rủi ro. Nếu CPI cao hơn dự kiến sẽ giúp các chỉ số chứng khoán chính tăng trở lại. Chỉ số Nasdaq đã giảm gần 10% kể từ đầu năm.
Phân tích giá vàng trước khi dữ liệu lạm phát được công bố
Vàng luôn được xem là công cụ chống lại lạm phát và sẽ tăng giá khi lạm phát vượt ra khỏi tầm kiểm soát, điều này được thể hiện khi Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm vượt mức 7,5% trong tháng Giêng.
Tuy nhiên, khác với lý thuyết, thay vì trái phiếu sẽ bị bán tháo, thì đây là lần đầu tiên cả đồng đô la và trái phiếu kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ đều gia tăng khi lạm phát cao hơn trong những tháng gần đây. Động thái này đã tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho vàng.
Mới đây, giá vàng vẫn có thể duy trì trên ngưỡng 1.800 USD/ounce sau khi Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ được công bố. Báo cáo cho thấy thị trường Hoa Kỳ đã có thêm 467.000 việc làm mới trong tháng Giêng, cao hơn so với dự kiến tăng trưởng 125.000 việc làm mới của các nhà kinh tế.
Thị trường lao động đã khởi sắc trở lại sau ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19 năm 2020. Tháng 4/2020, tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục 14,8%, sau đó giảm xuống 3,9% vào tháng 12 và duy trì ở mức 4,0% trong tháng trước. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã định nghĩa tỷ lệ thất nghiệp 4,0% hoặc thấp hơn là “việc làm tối đa” ở Mỹ.
Năm 2021, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 5,7%, trong khi năm 2020 lại ghi nhận mức giảm 3,5%. Dù vậy, lạm phát cũng tăng rất mạnh, trong tháng 12, chỉ số lạm phát hàng năm đã ghi nhận mức tăng 7%, đây là mức cao nhất kể từ năm 1982.
Ngoài việc phải kiểm soát lạm phát, Fed còn có nhiệm vụ tăng việc làm. Do đó, lãi suất cao sẽ là kết quả từ sự kết hợp của lạm phát cao, tăng trưởng việc làm cao và nền kinh tế phát triển mạnh. Nhưng không phải vàng, mà chỉ có lợi suất và đồng đô la mới được hưởng lợi từ lãi suất cao.
Các nhà đầu tư tiền tệ đang kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tăng lãi suất 5 lần từ tháng 3 đến tháng 11. Hồi tuần trước, thị trường cho rằng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 3.
Nếu chỉ số CPI được công bố vào thứ Năm tăng vọt, thì giá vàng có thể giảm mạnh so cả lợi suất và đồng đô la đều tăng giá. Có thể vàng sẽ cần khoảng một đến hai ngày để điều chỉnh và quay trở lại vị thế là một công cụ chống lại lạm phát. Và giá vàng có thể hồi phục lại sau đó.
Lý giải nguyên nhân
Nếu chỉ số CPI tiếp tục tăng, thì Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ tăng 50 điểm cơ bản sau cuộc họp tháng 3. Nếu điều này xảy ra, giá vàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa đến thời gian để Fed tăng lãi suất. Vậy vàng sẽ phản ứng như thế nào từ bây giờ đến tháng 3?
Kể từ đầu năm, giá vàng đã được dự đoán sẽ giảm mạnh do kỳ vọng về việc tăng lãi suất, nhưng kim loại quý này vẫn có thể duy trì ở mức 1.800 USD trong 5 tuần qua. Dù có sụt giảm, nhưng kim loại quý cũng chỉ giảm xuống mức 1.778,80 USD.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng nguyên nhân dẫn đến điều này là do căng thẳng địa chính trị ở Ukraine.
Hôm thứ Ba, giá vàng kỳ hạn tương lai được giao vào tháng 4 đã kết thúc phiên giao dịch ở mức 1827,9 USD/ounce.
Nhà phân tích chiến lược tại SK Charting ở Kolkata, Ấn Độ – ông Sunil Kumar Dixit cho biết khi xét về mặt kỹ thuật, thì mức cao nhất trong ngày 1.830,15 USD của vàng, sẽ là vùng an toàn ngay dưới các mức kháng cự.
Đà hồi phục hiện tại cho thấy vàng đã mạnh mẽ trở lại, hiện kim loại quý này đang nằm trên mức Fibonacci 50% và 61,8%, lần lượt tương ứng với các mức 1.817 USD và 1.825 USD, với mức thoái lui 73 USD từ mức 1.853 USD – 1.780 USD.
Sunil Kumar Dixit cho rằng vàng được hỗ trợ bởi chủ đề ‘Georgia on My Mind’ từ căng thẳng địa chính trị liên quan đến Nga – Ukraine đang ám ảnh NATO.
Các chỉ báo kỹ thuật Fibonacci 50% và 61,8% được xem là tín hiệu cho thấy vàng có thể tiếp tục tăng (trong trường hợp này là Fibonacci 76.4% ở mức 1.836 USD), vàng có thể kiểm tra lại mức cao nhất 1.853 USD của năm nay.
Thậm chí, vàng có thể kiểm tra mức 1.860 USD nếu như đà tăng hiện tại nhận được đủ hỗ trợ về khối lượng, đây cũng là vùng kháng cự quan trọng, sau đó, vàng còn có khả năng kiểm tra lại mức cao hơn để đạt 1.877 USD.
Tuy nhiên, nếu vàng không thể giữ được trên mức 1.817 USD, thì nó có thể giảm trở lại mức 1.808 – 1.797 USD rất nhanh chóng. Do đó, kim loại quý này cần một yếu tố để bứt phá vùng giá 1.830 – 1.835 USD.
Về chỉ số CPI, Sunil Kumar Dixit cho biết nếu chỉ số hàng năm cao hơn mức dự báo tăng trưởng 7,3% thì sẽ thực sự tốt cho vàng.
Tóm lại, sự gia tăng của lạm phát cùng với lo ngại về căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ là động lực để vàng có thể tăng lên mức 1.853 – 1.877 USD, dù chưa phải bây giờ nhưng có nhiều khả năng cao xảy ra. Nếu không thể tăng trưởng, thì vàng sẽ sụt giảm đáng kể.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!