Nền kinh tế tài chính toàn cầu đã trải qua một cuộc khủng hoảng vào năm 2008, hệ thống thanh khoản của các ngân hàng trung ương phải đối mặt với những rủi ro chưa từng có. Để giảm suy thoái, các chính phủ đã đưa ra các biện pháp kích cầu để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên điều này cũng khiến lạm phát tăng vọt. Lạm phát đã ở mức kỷ lục vào những năm 2011 và 2012.
Sự gia tăng của lạm phát đã đưa vàng lên mức 1.920,70 đô la vào năm 2011. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2008, giá vàng đã sụt giảm đáng kể, nhưng sau đó đã tăng vọt khi phản ứng với lạm phát và đạt mức cao kỷ lục vào 3 năm sau.
Và giờ đây, sau khoảng thời gian 10 năm, đại dịch Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chính phủ và các Ngân hàng Trung ương đã đưa ra các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế, tương tự như năm 2008. Nhưng mức độ hỗ trợ và thanh khoản đã mạnh hơn nhiều trong năm 2020.
Giá vàng đã tăng lên mức 2.063 USD/ounce vào tháng 8/2020 trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Nhưng đến đầu năm 2021 và 2022, giá vàng vẫn luôn trong quá trình điều chỉnh sau đợt tăng vọt trước đó, trong khi hầu hết các hàng hóa khác đều lần lượt chạm mức cao kỷ lục. Đến tháng 2/2022, giá vàng đã bắt đầu tăng trở lại trong bối cảnh áp lực kinh tế và rủi ro địa chính trị.
Giá vàng phá vỡ mô hình nêm
Kể từ khi chạm mức cao kỷ lục 2.063 USD/ounce vào tháng 8/2020, giá vàng đã liên tục tạo đỉnh thấp hơn cho đến ngày 7/2/2022.
Quan sát biểu đồ có thể thấy vàng đã chạm đáy vào tháng 3/2021, sau đó ghi nhận các mức cao hơn, có xu hướng phá vỡ mô hình nêm và cho thấy động thái tăng sau đó.
Kể từ ngày 14/2, giá vàng đã phá vỡ các vùng kháng cự, vượt qua mức cao kỷ lục 1.879,50 USD vào giữa tháng 11. Khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.972,50 USD/ounce.
Có thể thấy kim loại quý này đã phá vỡ mô hình nêm và đang trong xu hướng tăng. Trong tuần qua, vàng ghi nhận các mức cao trên 1.900 USD.
Vàng dẫn đầu xu hướng tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2020
Tháng 8 năm 2020, vàng đã hàng hóa đầu tiên tăng lên mức cao kỷ lục mới, do phản ứng với sự gia tăng của lạm phát trong bối cảnh các chính phủ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế và các đợt thanh khoản mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương.
Trong năm 2021, nhiều hàng hóa khác đã nối gót vàng và liên tục ghi nhận các mức cao kỷ lục mới, bao gồm palladium, đồng, gỗ,… Trong khi đó, vàng lại đang trong quá trình điều chỉnh và duy trì ở mức 1.800 USD.
Từ lâu, vàng đã có một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, vừa được xem là một loại tiền tệ, vừa là một loại hàng hóa. Hầu hết các chính phủ đều đưa vàng vào danh mục dự trữ ngoại tệ của họ. Trong nhiều năm qua, vàng luôn được mua ròng bởi các chính phủ và các ngân hàng trung ương.
Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các nước phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, điều này đã khiến giá trị đồng rúp giảm mạnh. Để giải quyết áp lực từ các lệnh trừng phạt, Ngân hàng Trung ương Nga đã liên tục thu mua vàng ròng ở thị trường nội địa kể từ ngày ngày 28/02. Trước đó, Nga đã có trữ lượng vàng hàng đầu thế giới. Đầu năm nay, trữ lượng vàng mà Nga nắm giữ còn nhiều hơn lượng nắm giữ đồng đô la Mỹ.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã liên tục dự trữ vàng để mua sản xuất trong nội địa. Sau Trung Quốc và Úc, Nga là quốc gia sản xuất vàng hàng đầu thế giới vào năm 2021, với 310 tấn vàng hàng năm, tương đương 10 triệu ounce.
Quan sát biểu đồ có thể thấy mức 1.800 USD là điểm xoay trong năm 2021 của vàng, và mức 1.900 USD có thể trở thành ngưỡng hỗ trợ mạnh sau khi vàng tăng lên vào tháng 2.
Vàng có dấu hiệu tiếp tục tăng trưởng
Trong thời gian tới, giá vàng dự kiến có thể tiếp tục tăng lên các mức cao mới, với 3 lý do chính bao gồm:
- Lạm phát có thể tiếp tục tăng và đang ở mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua, chỉ số giá sản xuất đã ở mức 9,7%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7,5% trong tháng vừa qua. Sức mua đối với các đồng tiền fiat đã bị ảnh hưởng đáng kể khi lạm phát tăng cao. Trong khi các chính phủ và các ngân hàng trung ương có thể cung cấp thêm nguồn tiền, nhưng đối với vàng, thì chỉ có thể khai thác từ vỏ Trái đất. Trong hàng nghìn năm qua, vàng luôn là công cụ để chống lại sự gia tăng của lạm phát.
- Cuộc xâm lược của Nga vào lãnh thổ Ukraine đã trở thành cuộc chiến có quy mô lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Mặc dù NATO và Hoa Kỳ không trực tiếp hỗ trợ Ukraine chống lại Nga bằng quân đội, nhưng họ tuyên bố ủng hộ Ukraine và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Cuối tuần trước, Nga cho biết họ đã sẵn sàng hạt nhân, cuộc chiến dự kiến sẽ kéo dài nếu như Nga không có sự thay đổi trong chính phủ. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện tại, vàng được xem là công cụ đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư.
- Trung Quốc đang khiến các lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây trở nên vô ích khi quốc gia đông dân nhất thế giới cho biết họ đã thiết lập mối quan hệ liên minh với Nga. Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể nhân tận dụng cơ hội Nga xâm lược Ukraine để đẩy nhanh kế hoạch thống nhất Đài Loan. Sau đại dịch Covid-19, thế giới đang đối mặt với sự thù địch giữa hai phe chính trị Nga, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, đối lập với các quốc gia Hoa Kỳ, châu Âu, Canada, Úc, Nhật Bản và các nước đồng minh. Mặt khác, giá trị của đồng đô la Mỹ đang bị ảnh hưởng khi Nga và Trung Quốc đang tìm cách rời khỏi đồng tiền dự trữ hiện tại của thế giới.
Như vậy, bối cảnh phức tạp hiện nay sẽ góp phần đưa vàng lên mức cao hơn, và đây dường như là điều bắt buộc.
Những cách đầu tư vàng hiệu quả
Để đầu tư vàng, nhiều người đã chọn cách nắm giữ vàng vật chất thông qua vàng thỏi và tiền xu. Với cách đầu tư này, chúng ta sẽ nắm giữ được 100% giá trị sở hữu.
Bên cạnh việc nắm giữ vàng vật chất, nhiều nhà đầu tư cũng chọn cách giao dịch phái sinh, nhưng cách này sẽ có nhiều yếu tố rủi ro hơn so với vàng vật chất:
- Các Quỹ giao dịch trao đổi (ETF) và các ETN nắm giữ vàng, trong đó quỹ ETF vàng có tính thanh khoản cao nhất là SPDR® Gold Shares, một số sản phẩm khác cũng có thể giao dịch với vàng như quỹ ETF iShares Gold Trust và GraniteShares Gold Trust ETN.
- Các nhà đầu tư cũng có thể chọn giao dịch cổ phiếu khai thác vàng, khi giá vàng tăng cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị tăng cao, tiềm năng của các sản phẩm có thuộc tính khai thác sẽ tăng lên. Nơi có sản lượng vàng khai thác lớn nhất thế giới là Trung Quốc, một số công ty sản xuất vàng ở Bắc Mỹ cũng được hưởng lợi nhiều từ lợi ích khai thác, bao gồm Newmont Goldcorp và Barrick Gold.
- Các Quỹ giao dịch trao đổi VanEck Gold Miners ETF và VanEck Vectors Junior Gold Miners ETF, các quỹ này nắm giữ cổ phần của những công ty khai thác vàng hàng đầu thế giới.
Nhìn chung giá vàng có khả năng sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong thời gian tới trong bối cảnh rủi ro địa chính trị như hiện nay. Dù trong tương lai giá vàng có thể bị hạn chế do đồng đô la mạnh lên khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, nhưng hiện tại, với áp lực lạm phát và các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng với Nga, giá vàng đang có dấu hiệu tăng lên các mức cao kỷ lục mới.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!