Nếu như bạn đang tìm hiểu và muốn kiếm lợi nhuận tối ưu từ thị trường tiền điện tử thì không nên bỏ qua bài viết này. Có thể nói, thị trường Crypto đã có nhiều bước chuyển mình mang tính đột phá. Từ một thị trường mới có tính thanh khoản kém và giờ đây đã trở thành một thị trường với giá trị hơn 2 nghìn tỷ USD. Chính vì thế, đây là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có thể khai thác kiếm thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên để làm được điều đó thì trader cần phải biết cách tính toán lợi nhuận và phí giao dịch Futures tiền điện tử.
Tìm hiểu phí giao dịch là gì?
Chắc có lẽ chúng ta điều biết khi thực hiện đầu tư tiền điện tử thì cần phải thông qua một sàn giao dịch môi giới. Mà những broker này duy trì hoạt động của mình bằng cách thu về một khoản phí giao dịch từ nhà đầu tư. Tức nghĩa phí giao dịch là khoảng phí bạn phải trả khi đặt bất kỳ lệnh nào trên sàn giao dịch thị trường. Tuy nhiên, mỗi hình thức giao dịch sẽ có các khoản chi phí riêng và thường xuyên được cập nhật. Do đó, phí giao dịch sẽ bao hàm nhiều loại chi phí khác.
Bên cạnh đó, tất cả sàn giao dịch tiền điện tử kiếm hoa hồng chủ yếu dựa vào khối lượng giao dịch. Và mức phí giao dịch sẽ dao động từ mức 0,1% đến 1% tùy thuộc vào từng nền tảng. Cuối cùng thì phí giao dịch sẽ tùy thuộc vào hợp đồng và chính sách giao dịch của các sàn.
Chẳng hạn như đối với sàn MEXC thì nhà đầu tư còn có thể tham khảo đến chương trình thành viên VIP Futures tiền điện tử. Chương trình này tạo ra để giúp cho khách hàng tham gia và giảm giá chi phí.
Tìm hiểu maker và taker là gì?
Nếu như bạn tính toán phí giao dịch Futures tiền điện tử một cách chính xác nhất thì cần phải biết thêm về thuật ngữ maker và taker. Cụ thể maker và taker là hai phương pháp phân loại các lệnh giao dịch để xác định phí giao dịch Futures tiền điện tử. Theo đó, phe maker và phe taker sẽ bị tính các khoản phí khác nhau tùy thuộc vào việc thêm vào sổ lệnh hay lấy đi.
Trong đó, maker chính là phe cung cấp tính thanh khoản cho thị trường tiền điện tử. Ngược lại, taker chính là phe loại bỏ tính thanh khoản của thị trường. Họ đặt lệnh để thị trường loại bỏ thanh khoản ngay lập tức khỏi sổ lệnh.
Chính vì đặc điểm khác nhau này mà phí giao dịch Futures tiền điện tử của maker và taker không hề giống nhau. Có một số trường hợp maker trả phí thấp hơn so với taker và trong một số trường hợp có thể được hoàn tiền.
Chẳng hạn như đối với sàn giao dịch MEXC:
- Taker người mua cần phải trả một khoản phí bao gồm: Giá trị vị thế x Phí người nhận (0,06%).
- Maker người tạo lập cần phải trả một khoản phí bao gồm: Giá trị vị thế x Phí nhà cung cấp (0,02%).
Tìm hiểu về phí funding là gì?
Phí funding được hình thành và nhà đầu tư phải trả cho sàn giao dịch khi giá của thị trường Futures và thị trường Spot khác nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn thì phí funding đảm bảo mức giá giao dịch mới nhất sẽ được cố định với mức giá giao ngay trên toàn cầu.
Theo đó, khi thị trường Futures có giá cao hơn thị trường Spot thì phí Funding sẽ là một con số dương. Tức nghĩa phe đặt lệnh Long sẽ phải trả tiền cho phe đặt lệnh Short. Ngược lại, khi thị trường Futures có giá thấp hơn giá thị trường Spot thì phí Funding sẽ là một con số âm. Tại đây bạn cũng đã hiểu bên nào phải trả tiền cho bên nào rồi phải không? Đúng vậy bên Short sẽ trả tiền ngược lại cho bên Long.
Công thức tính phí Funding = Tỷ lệ Funding * Giá trị vị thế.
Đối với sàn giao dịch MEXC thì phí Funding sẽ được tính sau mỗi 8 giờ theo giờ Việt Nam và mức phí này sẽ được hiển thị trên trang giao dịch Futures tiền điện tử.
Hướng dẫn tính toán lợi nhuận
Việc tính toán lợi nhuận sẽ liên quan đến P&L rất nhiều. Cụ thể chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn từng trường hợp tính toán lợi nhuận chi tiết trong phần thông tin bên dưới đây.
Trường hợp P&L nổi – P&L chưa thực hiện
Đối với giao dịch Futures – USDT, chúng ta được:
- Vị thế mua sẽ bằng Giá hợp lý – Giá mở trung bình * Tổng số lượng vị thế.
- Vị thế bán sẽ bằng Giá mở trung bình – Giá hợp lý * Tổng số lượng vị thế.
Đối với giao dịch Futures – Coin, chúng ta được:
- Vị thế mua sẽ bằng 1/Giá mở trung bình – 1/Giá hợp lý * Tổng số lượng vị thế.
- Vị thế bán sẽ bằng 1/Giá hợp lý – 1/Giá mở trung bình * Tổng số lượng vị thế.
Trường hợp đóng P&L – P&L được thực hiện
Đối với giao dịch Futures – USDT, chúng ta được:
- Vị thế mua sẽ bằng Giá đóng lệnh – Giá mở trung bình * Tổng số lượng vị thế.
- Vị thế bán sẽ bằng Giá mở trung bình – Giá đóng lệnh * Tổng số lượng vị thế.
Đối với giao dịch Futures – Coin, chúng ta được:
- Vị thế mua sẽ bằng 1/Giá mở trung bình – 1/Giá đóng trung bình * Tổng số lượng vị thế.
- Vị thế bán sẽ bằng 1/Giá đóng trung bình – 1/Giá trung bình của vị thế mở * Tổng số lượng vị thế.
Ví dụ về tính toán lợi nhuận
Nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể vận dụng từ lý thuyết đến thực hành, Thuvientaichinh sẽ cung cấp cho bạn một ví dụ tính toán lợi nhuận ngay sau đây.
Chẳng hạn như nhà đầu tư mở một lệnh mua 0.1 BTC với giá 50,000 trong cặp giao dịch BTC/USDT theo vai trò của taker. Tại đây bạn sử dụng thêm 500 USDT làm tiền ký quỹ và nhận về tỷ lệ đòn bẩy tăng 10 lần. Tức nghĩa bạn phải trả 3 dạng phí là:
- Phí giao dịch Taker = 0.06%.
- Phí Funding = – 0.025%.
- Phí xử lý = 50000 * 0.1 * 0.06% = 3 USDT.
Tức nghĩa tại đây bạn sẽ nhận lại được một khoản phí cấp vốn tương đương với 1.25 USDT. Bởi vì ta thực hiện phép tính – 50000 * – 0.025% = 1.25 USDT.
Bài viết liên quan:
- Cách đầu tư Bitcoin trên tài khoản Demo chi tiết
- Tìm hiểu các bước mua Bitcoin trên sàn eToro
- 2 trường phái đầu tư Bitcoin cơ bản
- Chiến lược đầu tư Bitcoin dài hạn (hold coin) hiệu quả
- Chiến lược đầu tư Bitcoin ngắn hạn (trade BTC) hiệu quả
- Phương pháp dự đoán xu hướng giá trong giao dịch tiền điện tử
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien