Hệ sinh thái Solona đã thật sự gây bão trong thời gian trở lại đây. Với tốc độ xử lý giao dịch cực nhanh với 50.000 giao dịch chỉ trong 1 giây. Kèm theo đó là giá đồng SOL cũng nhanh chóng có mặt trong top 10 đồng tiền điện tử có vốn hóa thị trường cao nhất. Bền nổi là như thế nhưng ít ai biết được sự thật đằng sau sự thành công này chính là nhờ vào Proof of History. Vậy Proof of History là gì? Proof of History giúp giải quyết vấn đề gì trong mạng lưới Solona? Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Proof of History thì hãy đọc qua bài viết này nhé!
Dự án Solona là gì?
Trước khi chúng ta tìm hiểu Proof of History là gì thì hãy điểm qua một chút thông tin về dự án Solona nhé. Solona chính là một mạng lưới bao gồm 200 nút vật lý riêng biệt với các ứng dụng phi tập trung có thể đáp ứng khả năng mở rộng và tốc độ xử lý giao dịch. Cụ thể hơn thì nền tảng blockchain này có thể xử lý đến 50.000 giao dịch chỉ trong mỗi giây.
Mục tiêu hàng đầu tư của dự án này chính là tập trung nhiều thuật toán để nâng cao khả năng mở rộng, bảo mật cũng như phân quyền. Chính vì vậy mà nó đã sử dụng Proof of History để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Proof of History là gì?
Proof of History là một thuật toán chuyên biệt của dự án Solana. Dự án này đã sử dụng Proof of History kết hợp với PoS nhằm đạt mục tiêu xử lý giao dịch với tốc độ nhanh chóng mà vẫn giữ được tính an toàn. Thêm vào đó, nó được ví như một công nghệ độc quyền của Solola khi có thể tạo ra các khối tiếp theo mà không cần phải phụ thuộc vào toàn bộ mạng lưới trước đó.
Ví dụ: Với những giao dịch Bitcoin sẽ không có một thời gian cụ thể khi chúng được gửi vào mempool. Tiếp theo đó, các thợ đào sẽ xác định thêm block, ngày và giờ dựa trên một đồng hồ cục bộ. Sau đó, các node sẽ thực hiện hành động xác thực các block với sự đồng thuận từ các node khác.
Một quý trình quá phức tạp đúng không nào? Chính vì lẽ đó mà các node cần phải có thêm nhiều thời gian để xác thực giao dịch. Từ đấy hạn chế của Bitcoin chính là rất khó nâng cao được tốc độ xử lý giao dịch.
Hiểu được điều ấy nên Proof of History cho phép những người xác thực được quyền sắp xếp khối lượng lớn giao dịch mà không cần phải thông qua một quy trình rờm rà như thế. Chính vì vậy mà việc xử lý giao dịch được diễn ra nhanh chóng hơn cũng như quy trình được tối ưu hóa hơn.
Proof of History giải quyết vấn đề gì?
Ưu điểm của Solona chính là nền tảng blockchain có mã nguồn mở hiệu suất cực kỳ cao. Nhưng nó vẫn đang có một vấn đề nan giải chính là sự đồng thuận về thời gian và các sự kiện xảy ra nhưng các node lại không tin tưởng vào các Timestamp từ các node khác.
Nhận thấy được vấn đề của mình nên đội ngũ của Solona đã sử dụng Proof of History như một giải pháp tuyệt vời. Bằng cách sử dụng SHA256 trong Proof of History mà các giao dịch và sự kiện đều được hashing. Với tính chất nhận một đầu vào và tạo một đầu ra duy nhất, Solona đã khởi xây được một chuỗi giao dịch được mã hoá liên tục. Theo đó các giao dịch này được thiết lập với một thứ tự rõ ràng kèm với tính xác minh cao.
Kết quả của sự cải tiến này chính là các Validator Node chỉ cần bổ sung các giao dịch vào trong cùng một blockchain mà không cần phải trải qua “dấu thời gian” như của Bitcoin.
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Proof of History
Bất kể một thuật toán nào trong thị trường tiền điện tử cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Thực tế thì không có một công nghệ giải quyết tuyệt đối 100% các vấn đề đang tồn tại trên thị trường này. Theo đó Proof of History cũng đang có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định sau. Mời bạn cùng đọc qua để đánh giá khách quan nhất vấn đề nhé.
Ưu điểm của Proof of History
Tốc độ xử lý giao dịch chính là ưu điểm mạnh nhất của Proof of History. Như thông tin chúng tôi giới thiệu trước đó thì nền tảng này có thể xử lý 50.000 giao dịch trên mỗi giây. Ví dụ như mỗi giao dịch có dung lượng là 250 kb thì 50.000 giao dịch trên mỗi giây sẽ tương ứng với 40 petabyte nguồn dữ liệu trên mỗi năm. Đây là ưu điểm lớn nhất mà chưa có cá nhân hay tổ chức nào thực hiện được.
Nhược điểm của Proof of History
Việc trở thành một người xác thực trên Solona không hề đơn giản chút nào cả. Bạn phải đáp ứng được một số tiêu chí về kỹ thuật phần cứng. Chính vì lẽ đó mà khả năng phân quyền của dự án cũng trở nên hạn chế hơn rất nhiều.
Nhược điểm thứ hai của PoH chính là chi phí khởi chạy ban đầu cực kỳ cao. Nên người sử dụng cần lưu ý nhé.
Kết luận
Mặc dù PoH gặp phải hạn chế về tính phân quyền và chi phí nhưng hãy nhìn vào sự thành công của dự án Solona. Chúng ta thấy được rằng PoH trở thành một thuật toán đầy tiềm năng. Và trong tương lai sẽ còn rất nhiều blockchain khác tận dụng PoH. Nếu bạn muốn nắm bắt thông tin này thì đừng quên theo dõi chuyên mục “KIẾN THỨC TIỀN ĐIỆN TỬ” của Thuvientaichinh để cập nhật tin tức mới nhất nhé.
Bài viết liên quan:
- Thuật toán đồng thuận là gì? Một số thuật toán Blockchain cần biết
- Hold Coin là gì? Chiến lược Hold Coin hiệu quả mới nhất
- Trade coin là gì? Hướng dẫn Trade coin cho người mới bắt đầu
- Các chỉ báo trong trade coin mà bạn nên biết
- Hướng dẫn cách quản lý vốn trong trade coin hiệu quả
- Đầu tư Bitcoin: Hướng dẫn chơi cho người mới bắt đầu
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien