Chỉ số ROE không chỉ được các doanh nghiệp lưu tâm đến mà các trader chứng khoán cũng thường xuyên phân tích chỉ số này. Vậy thực chất chỉ số ROE là gì? Cách tính ROE như thế nào? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Hãy cùng Thuvientaichinh tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán ngay trong phần nội dung bên dưới đây nhé!
ROE là gì?
- Các nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số ROE để so sánh vị thế công ty họ đang phân tích với những đối thủ khác trong ngành. Bởi vì chỉ số ROE thể hiện nên tổng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mà các công ty có được sau hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, chỉ số ROE như một thước đo giúp cho người sử dụng biết được một đồng vốn của chủ sở hữu sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận.
- Có thể nói, chỉ số ROE cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Họ sẽ xem xét yếu tố này trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó.
- Vì thế, Thuvientaichinh tin chắc rằng sau bài viết này bạn sẽ biết cách lựa chọn một mã cổ phiếu đầu tư tối ưu nhất bằng cách sử dụng chỉ số ROE.
Cách tính ROE như thế nào?
Công thức tính chỉ số ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) * 100%.
Trong đó,
- Lợi nhuận sau thuế chính là tổng lợi nhuận thuần mà chúng ta có được trong báo cáo kinh doanh.
- Vốn chủ sở hữu thì quá dễ hiểu, nó thể hiện cho tổng số tiền mà các cổ đông bỏ ra nhằm mục đích phát triển công ty. Vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm vốn góp của những người nắm giữ công ty, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,…
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp ấy. Nếu bạn hiểu được các ý nghĩa của ROE thì sẽ nhận thức được tầm quan trọng khi sử dụng chỉ số này trong phân tích chứng khoán.
- Trường hợp nhà đầu tư muốn xem xét đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp thì đừng bỏ qua chỉ số ROE nhé. Thông qua chỉ số này bạn sẽ biết cách chọn lọc được cổ phiếu tiềm năng nhất. Bởi vì chỉ số ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp ấy sử dụng vốn càng hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ số ROE càng thấp thì doanh nghiệp sẽ không có lợi thế cạnh tranh. Cách tốt nhất là bạn nên phân tích chỉ số ROE trong một khoảng thời gian dài nhé.
- Đối với các chủ sở hữu doanh nghiệp nếu chỉ số ROE sẽ thể hiện được khả năng lãnh đạo của họ tốt. Họ có thể tiếp tục phát huy chiến lược của mình. Trái lại, nếu chỉ số ROE thấp thì chứng tỏ chiến lược kinh doanh hiện tại không được tốt và cần cải thiện ngay lập tức.
- Các nhà đầu tư chứng khoán thành công thường sử dụng chỉ số ROE để so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty cùng ngành. Từ đó, họ sẽ biết được mình nên đầu tư vào cổ phiếu của công ty nào.
- Riêng đối với các ngân hàng tài chính, họ cũng sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng trả nợ của một công ty. Kết quả là các “bank” sẽ đưa ra quyết định có nên cho công ty ấy mượn vốn để hoạt động hay không.
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
- Theo góc độ của các thị trường khác nhau thì chỉ số ROE bao nhiêu là tốt sẽ không giống nhau. Như quan điểm của Warren Buffett hay Wiliam O’Neil thì 2 doanh nhân này cho rằng chỉ số ROE của các doanh nghiệp nên lớn hơn hoặc bằng 15%. Thêm vào đó, họ còn phần tích chỉ số ROE theo thời gian. Ít nhất từ 3 năm thì mới chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên kết hợp với một số yếu tố khác để đánh giá chỉ số ROE bao nhiêu là tốt. Chẳng hạn như bạn có thể dựa vào lãi suất ngân hàng hoặc so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Không những thế, mỗi ngành nghề khác nhau thì tỷ trọng tiêu chuẩn cũng khác nhau. Nhà đầu tư cần lưu ý đến yếu tố này trong quá trình phân tích nhé.
- Ví dụ như Jack đang so sánh để lựa chọn cổ phiếu của 2 doanh nghiệp cùng ngành. Nếu doanh nghiệp A có chỉ số ROE < 15% nhưng lại lớn hơn so với doanh nghiệp khác thì tổ chức ấy vẫn được đánh giá tích cực.
Hạn chế của chỉ số ROE
- Nếu một công ty có lợi nhuận thay đổi thất thường thì chỉ số ROE sẽ không hề ổn định. Ngay chính trong công thức tính chỉ số ROE cũng thể hiện rõ điều đó. Chính vì vậy, một khi lợi nhuận sau thuế thay đổi nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích chỉ số ROE của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Chỉ số ROE có thể không đúng như thực tế: Trường hợp này xuất hiện với những công ty sử dụng thủ thuật kế toán để can thiệp vào chỉ số ROE. Mục tiêu của họ là muốn ngân hàng nhìn thấy được hoạt động công ty tích cực thì mới vay được vốn. Nếu không phân tích thêm nhiều chỉ số khác thì ngay cả ngân hàng và nhà đầu tư cũng rất dễ mắc sai lầm.
- Cổ phiếu quỹ sẽ gây tác động mạnh đến chỉ số ROE. Nếu như một doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ sẽ làm cho giảm tổng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường => giảm vốn chủ sở hữu => Trường hợp lợi nhuận sau thuế không đổi nhưng vốn chủ sở hữu giảm thì chỉ số ROE sẽ tăng.
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp các loại biểu đồ Forex và cách đọc từng loại biểu đồ
- Bảng tổng hợp nhanh mô hình biểu đồ trong Forex
- Giá Bid là gì? Giá Bid trong giao dịch Forex có ý nghĩa gì?
- Hướng dẫn phân tích chi tiết các mô hình biểu đồ forex
- MT4 là gì? Thao tác cơ bản trên MetaTrader 4 mới nhất 2022
- MT5 là gì? Hướng dẫn sử dụng MetaTrader 5 mới nhất hiện nay
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien