Ngày 24/02, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tấn công Ukraine với 200.000 quân, trước đó ông đã nhiều lần đưa ra những lý do cho rằng Ukraine giống như miền Tây của đất nước họ. Cuộc xâm lược của Nga đã khiến các chính phủ trên thế giới lên án về quyền công dân, trong khi thị trường tài chính cũng đang chịu áp lực trước những rủi ro về địa chính trị.
Một số nhà giao dịch cho rằng tiền điện tử sẽ là loại tài sản trú ẩn an toàn, có thể chống lại lạm phát và áp lực rủi ro địa chính trị. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của lạm phát, cùng với đó là nguy cơ về cuộc xung đột ở châu Âu kể từ đầu tháng 3, đây được xem là cuộc chiến có quy mô lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ Hai đến nay. Vậy tại sao tiền điện tử vẫn chưa quay lại xu hướng tăng?
Tiền điện tử là loại tài sản mới
Vào năm 2010, Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên xuất hiện và bùng nổ. Nhưng hầu hết các đồng tiền điện tử khác, thì chỉ mới được đón nhận trong vòng 5 năm qua.
Vào năm 2017, Bitcoin đã trở thành đồng tiền điện tử hàng đầu sau khi ra mắt hợp đồng tương lai Bitcoin, đã tăng lên mức 20.000 USD vào thời điểm đó, nhưng lại có mức biến động cực kỳ cao.
Khi bắt đầu xuất hiện, Bitcoin chỉ được giao dịch ở mức 5 cent vào năm 2010, nhưng chỉ 3 năm sau, đồng tiền này đã tăng lên mức 1.135,45 USD. Và đến năm 2017, Bitcoin đã giảm về mức 1.000 USD và bắt đầu dao động trong phạm vi rất lớn. Mức dao động này rất đáng kinh ngạc trong những năm gần đây:
Năm 2017, Bitcoin dao động từ 762,38 USD đến 19.862 USD
Năm 2018, Bitcoin dao động từ 3.158,10 USD đến 17.224,62 USD
Năm 2019, Bitcoin dao động từ 3.355,25 USD đến 13.844,30 USD
Năm 2020, Bitcoin dao động từ 3.925,27 USD đến 29.301,78 USD
Năm 2021, Bitcoin dao động từ 28.957,79 USD đến 68.906,48 USD
Kể từ đầu năm 2022, Bitcoin đã dao động trong phạm vi từ 33.076,69 USD đến 47.937,17 USD. Có thể thấy trong năm nay, đồng tiền điện tử này dao động từ mức cao hơn so với mức thấp nhất của năm trước đó, trong những tháng tới, Bitcoin thậm chí có thể tăng lên mức cao hơn.
Trong bối cảnh ngày càng gia tăng rủi ro địa chính trị, tiền điện tử đã bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố cho đến đầu tháng 3/2022. Mặc dù vậy, chúng vẫn có tiềm năng tăng trưởng.
Tiếp tục xu hướng giảm
Hợp đồng tương lai Bitcoin đã tăng lên mức 69.355 USD, đây là mức cao kỷ lục vào ngày 24/11, nhưng sau đó nó đã bắt đầu xu hướng giảm.
Kể từ đó, đồng tiền điện tử này đã liên tục điều chỉnh giảm. Quan sát biểu đồ có thể thấy Bitcoin đã rơi xuống mức đáy 32.855 USD vào ngày 24/1, giảm hơn một nửa giá trị so với mức đỉnh trước đó.
Cuối tháng 2, Bitcoin đã giao dịch ở mức cao hơn là 34.295 USD. Trong thời gian gần đây, tỷ giá đã hình thành mô hình nêm, cho thấy Bitcoin có thể biến động hơn theo chiều tăng hoặc giảm.
Vốn là một tài sản rủi ro, nên Bitcoin sẽ không cần nhiều thời gian để xác định xu hướng tăng cao hơn hay giảm mạnh hơn.
Trong những tuần qua, thị trường tiền điện tử đã bị hạn chế sự điều chỉnh, với 3 chất xúc tác chính sau đây:
1. Các chính phủ chấp nhận blockchain nhưng tiền điện tử thì không
Đến nay, tiền điện tử đã trở nên phổ biến hơn đối với các nhà đầu tư và các nhà đầu tư. Nhưng nó vẫn chưa được ủng hộ bởi các chính phủ.
Do tiền điện tử không chịu sự quản lý của chính phủ, nên đã dấy lên nỗi lo ngại rằng tiền điện tử sẽ làm gián đoạn sự kiểm soát nguồn cung tiền của các chính phủ trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, công nghệ blockchain đã được chấp nhận, mặc dù công nghệ này đã tạo ra tiền điện tử. Có thể hiểu rằng, công nghệ blockchain đã giúp tăng hiệu quả về tốc độ và hỗ trợ quá trình lưu trữ hồ sơ cho các giao dịch tài chính, nó là bản chất của cuộc cách mạng fintech.
2. Tiền điện tử đã giảm kể từ tháng 11
Trong những năm qua, Bitcoin và Ethereum được xem là hai đồng tiền điện tử hàng đầu, cũng là những đồng tiền có mức độ biến động mạnh nhất. Hai đồng tiền này đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 10/11/2021, sau đó bắt đầu chuỗi ngày giảm giá.
Sau mức kỷ lục ngày 10/11, Bitcoin đã đảo chiều và giảm xuống mức thấp hơn. Quan sát biểu đồ ngày có thể thấy đồng tiền điện tử này đã đảo chiều khi phe bán áp đảo phe mua.
Tương tự như Bitcoin, biểu đồ ngày của Ethereum cũng cho thấy sự đảo chiều sau khi chạm mức cao kỷ lục vào ngày 10/11. Đến ngày 24/01, đồng tiền điện tử đứng thứ 2 đã giảm một nửa giá trị so với mức đỉnh trước đó.
Sự đảo chiều này đã khiến nhiều người mất một lượng lớn tiền khi đầu cơ vào các đồng tiền điện tử theo xu hướng. Sau đợt giảm mạnh và thua lỗ, nhiều người chỉ có thể quan sát thị trường, bất chấp việc tiền điện tử dường như đã có dấu hiệu chạm đáy.
3. Nhiều tài sản trú ẩn an toàn khác đã quay trở lại đà tăng
Vàng đã được xem là tài sản trú ẩn an toàn cuối cùng trước khi có sự xuất hiện của tiền điện tử. Nhưng đến tháng 11/2021, khi nhiều đồng tiền điện tử chạm mức cao kỷ lục, trước khi nó bắt đầu đảo chiều, một số người đã cho rằng một tài sản trú ẩn an toàn khác đã xuất hiện. Ở thời điểm đó, kim loại quý đã hình thành mô hình nêm, với các mức điều chỉnh khác nhau và xuất hiện đà giảm.
Vào tháng 8/2020, vàng đã chạm mức cao kỷ lục mọi thời đại 2.063 USD/ounce, nhưng sau đó đã bắt đầu giảm dần, và bắt đầu hình thành mô hình giá điều chỉnh vào tháng 3/2021. Và phải đến tháng 2/2022, thì giá vàng mới có thể tăng trở lại và thoát khỏi mô hình đó.
Mức 1.800 USD được xem là điểm trục xoay của vàng trong vòng 1 năm, trước khi tỷ giá thoát khỏi nó và tăng trở lại. Cuối tuần trước, vàng đã chạm mức 1.970 đô la và đã tăng lên mức 2.000 đô la trong những phiên giao dịch gần đây. Như vậy, vàng đã thoát khỏi mô hình nêm và đang trong xu hướng tăng.
Với những chỉ báo kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng của vàng, nhiều nhà giao dịch đã chọn vàng thay vì tiền điện tử. Tuy nhiên, với tính chất biến động, tiền điện tử có thể quay trở lại đà tăng trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và áp lực kinh tế. Nhiều người xem tiền điện tử là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những tài sản khác. Một đợt tăng giá mới có thể bắt đầu trong tình hình chiến tranh nếu mức đáy của tiền điện tử được chú ý.
Hành động xâm lược Ukraine của Nga đã thay đổi cục diện chính trị, đồng thời tạo thành những áp lực mới cho thị trường. Nếu cuộc chiến kéo dài, Nga có thể tìm cách tái tạo lại lãnh thổ của Liên Xô cũ, và Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội để thống nhất Đài Loan.
Sau đợt giảm giá từ mức cao kỷ lục trước đó, động lực của thị trường tiền điện tử dường như có thể xuất hiện trở lại sau cuộc xâm lược của Nga. Nhiều nhà phân tích cho rằng tiền điện tử sẽ quay trở lại đà tăng giống như vàng trong thời gian tới.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!