The Graph ra đời nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến các phần mềm data trong nền tảng Blockchain. Những khó khăn đang còn vướng mắc trong quá trình truy xuất dữ liệu sẽ được The Graph giải quyết một cách tối ưu nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về dự án The Graph, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
The Graph (GRT) là gì?
The Graph (GRT) là một DeFi Protocol, mỗi người dùng sẽ có quyền tạo ra mục riêng biệt và truy cập để thiết lập và phát hành các Subgraph (hay còn gọi là API).
Nhờ đó, mà việc truy cập các data ngay trên Blockchain sẽ được đảm bảo an toàn về bảo mật tuyệt đối cho người dùng, các thao thác cũng sẽ đơn giản và nhanh chóng.
Chính những tính năng vượt trội trong việc tìm kiếm data đã giúp cho The Graph được người dùng mệnh danh là Google trong mạng lưới Blockchain. Tính đến thời điểm hiện tại, The Graph đã trở thành một người cộng sự uy tín cho nhiều Blockchain khác nhau.
Đội ngũ sáng lập và phát triển
Những cái tên quan trọng trong việc sáng lập và phát triển dự án The Graph như:
- Project Leader: Yaniv
- Research Leader: Brandon Ramirez
- Technology Leader: Jannis Pohlmann
Họ là những nhà phát triển với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu các Blockchain. Từ đây, xuất phát từ ý tưởng API, 3 người đã cùng nhau xây dựng một chuỗi data với đường truyền có tốc độ nhanh, lựa chọn ngôn ngữ chủ đạo là GraphQL.
Công nghệ
The Graph thiết lập một Protocol nhằm giúp người dùng có thể đăng nhập vào bên trong và tiến hành tạo dựng các Sub-Graph (API).
The Graph sẽ tiến hành thu hồi các data thông qua mạng lưới Blockchain rồi xây dựng lại theo một nền tảng riêng biệt. Cách thức GraphQL là một trong những giải pháp để The Graph lấy dữ liệu như các công ty công nghệ lớn đang sử dụng.
Những yếu tố bên trong của hệ sinh thái của The Graph:
- Người thiết lập các chỉ mục: Là những người chuyên tìm kiếm vào đào node trong nền tảng của The Graph.
- Người giám tuyển (Curators): Đây là các nhà phát triển Sub – Graph hoặc có thể là người tiêu dùng dữ liệu, thậm chí là một người khác trong giới. Họ chiếm vai trò quan trọng trong việc nhận viết các API để truyền thông tin đến các nhà lập chỉ mục. Nhờ đó, họ cũng nhận lại những phần thưởng xứng đáng bao gồm GRT.
- Người ủy quyền (Delegators): Là những người có cống hiến sức mình vào vấn để an ninh mạng của The Graph. Tuy nhiên, họ lại không biết về các vấn đề liên quan đến giám tuyển hoặc lập chỉ mục. Vì thế, những người này sẽ nhờ cậy đến sự trợ giúp của các người tạo ra các chỉ mục tương ứng bằng cách ủy thác các đồng GRT đang sở hữu để nhận rewards.
- Người tiêu dùng (Consumers): Những người này sẽ sử dụng quét dữ liệu từ các nhà lập chỉ mục. Những chi phí được thu hồi sẽ được chia đều cho các bên tham gia.
Tài chính
Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, The Graph đã kêu gọi được số vốn tương đối lớn khoảng hơn 19 triệu $ đến từ nhiều quỹ đầu tư có tên tuổi. Điều đó cho thấy, dự án The Graph đem đến nhiều niềm tin và hy vọng của nhiều nhà đầu tư.
Sản phẩm
Một trong những sản phẩm được The Graph công bố phải kể đến những nhà thám hiểm của The Graph Explorer kết hợp với Subgraph studio. Ứng dụng này đã được kiểm tra kỹ lưỡng và ủy quyền cho mạng lưới The Graph. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng dapp lựa chọn The Graph để sử dụng lên đến con số hàng trăm điển hình như: Uniswap, Decentraland,…
Lộ trình phát triển của dự án The Graph
Roadmap của dự án The Graph được phân ra làm 3 giai đoạn:
- Giai Đoạn 1 – Start Up: Vào tháng 4 năm nay, The Graph chính thức khởi chạy bảng phụ đầu tiên trên chính maninet của mình.
- Giai Đoạn 2 – Produce dApp: Bước kế tiếp và quan trong nhất trong giai đoạn này là làm sao để đi vào hoạt động hiệu quả các ứng dụng mới DApp của các đối tác ngay trên chính mạng lưới The Graph. Lúc này, những người lập chỉ mục và người giám tuyển cũng sẽ được hưởng lợi từ phí truy vấn.
- Giai đoạn 3 – Direct management: Khi các nhà đối tác đã quen với các nền tảng ứng dụng của The Graph, các nhà sáng lập sẽ bắt đầu giới thiệu đến người dùng.
Đối thủ cạnh tranh
Những dự án có cùng mục tiêu với The Graph bao gồm: Tatum, Quedit,… Nhưng điểm khác biệt giữa The Graph và các dự án này là:
- Dự án The Graph ra mắt sản phẩm đã được khởi chạy.
- Các dApp đang được áp dụng vào thực tế.
- Nhiều tổ chức lựa chọn sử dụng và hợp tác.
Đối tác hiện tại
Những đối tác đã gắn bó với dự án The Graph bao gồm nhiều tên tuổi có tiếng như: Ethereum, Solana, POA, Fantom,…
Tokenomics
Mục đích sử dụng GRT token trong mạng lưới The Graph đó là:
- Phí truy vấn (Query Fees): Đây là chi phí mà những người tham gia giao dịch sẽ phải trả cho các bên như người lập chỉ mục, người giám tuyển và người ủy quyền.
- Phần thưởng lạm phát (Inflation reward): Số phần thưởng này sẽ được share cho các bên như người lập chỉ mục, người giám tuyển và người ủy quyền thông qua GRT token.
- Giao thức Sink & Burns: Phí truy vấn sẽ được lấy ra để bớt đi một phần. Mức phí truy vấn có thể sẽ làm biến đổi trong thời gian tới.
Địa điểm mua GRT token?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua GRT token trên các sàn giao dịch uy tín như: Huobi, Gate.io, Binance,…
Kết luận
Nhờ những tính năng vượt trội mà The Graph đang chiếm được nhiều sự tin tưởng của mọi người. Mỗi một ứng dụng được ra mắt đều nhận về sự quan tâm đông đảo của cộng đồng Blockchain.
Có thể thấy rằng đây là một dự án khá tiềm năng và đáng để cân nhắc. Trên đây là những thông tin liên quan đến The Graph. Hy vọng sẽ đem đến cho các bạn một góc nhìn tổng quan về dự án này! Chúc các bạn may mắn.
Các bài viết tham khảo
- Blockchain là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của Blockchain
- Cryptocurrency là gì? Tìm hiểu về Cryptocurrency cho người mới bắt đầu
- Binance Chain là gì? Cập nhật những Thông tin mới nhất
- Tether (USDT) là gì? Hướng dẫn giao dịch chi tiết dành cho nhà đầu tư mới
- Sàn Binance là gì? Tổng quan những thông tin cơ bản.
- Những phần mềm đào bitcoin tốt nhất hiện nay
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien