Liệu tiền điện tử có thể quay trở lại xu hướng tăng trong bối cảnh lạm phát và xung đột địa chính trị hay không? Hay nó sẽ tiếp tục giảm khi các bị các chính phủ thắt chặt quy định?
Ngày 24/02, Nga bất đầu xâm lược Ukraine, thị trường điện tử đã giảm xuống thay vì tăng lên như dự kiến. Hợp đồng tương lai của Bitcoin tháng 3 đã giảm về mức 34.300 USD, hợp đồng tương lai Ethereum tháng 3 cũng giảm xuống còn 2.305,50 USD.
Bitcoin và Ethereum là hai đồng tiền điện tử hàng đầu thế giới, chiếm hơn 60% vốn hóa thị trường. Nhưng khi xảy ra chiến tranh xảy ra, hai đồng tiền này đã sụt giảm, nhưng hiện vẫn cao hơn so với mức thấp nhất ngày 24/01 và đang có xu hướng tăng trở lại trong bối cảnh xung đột địa chính trị kéo dài.
Đầu tuần này, Hoa Kỳ cùng với các nước châu Âu đã đưa ra một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, khiến đồng Rúp và thị trường chứng khoán Nga sụt giảm đáng kể. Nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài, thì thị trường điện tử có thể trở thành loại tài sản phổ biến hơn trên thế giới.
Tiền điện tử là tài sản toàn cầu
Tiền điện tử là loại tài sản không nằm trong sự kiểm soát của các chính phủ và các ngân hàng trung ương. Trong khi đó, nguồn cung của các đồng tiền pháp định luôn thuộc sự quản lý của các chính phủ.
Năm 2008, thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất lịch sử, và tiếp tục đối mặt với đại dịch vào năm 2020. Để giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, các quốc gia đã đưa ra các biện pháp kích cầu và hạ mức lãi suất, họ có thể mở rộng hoặc điều chỉnh nguồn cung tiền thông qua các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Tuy nhiên, tiền điện tử không thuộc về bất cứ quốc gia nào, nó là tài sản toàn cầu, do đó các chính phủ không thể kiểm soát nguồn cung của tiền điện tử. Tương tự như vàng, bởi vì để tăng lượng vàng, thì cần phải thông qua hoạt động khai thác từ vỏ Trái đất, do đó nó cũng không thuộc sự quản lý của các chính phủ.
Các chính phủ nhìn nhận về tiền điện tử như thế nào?
Hiện nay, tiền điên tử vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ các chính phủ, đặc biệt là sau khi chứng kiến giá tiền điện tử tăng lên mức cao kỷ lục vào tháng 11/2021. Dù vây, vẫn có một quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador chấp nhận Bitcoin làm đồng tiền quốc gia.
Bên cạnh đó, một số tổ chức lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cũng chấp nhận và cung cấp các khoản vay liên quan đến các tài sản tiền điện tử. Mặt khác, những quốc gia bị cô lập cũng có thể sử dụng tiền điện tử để thay thế cho sự rủi ro của đồng tiền pháp định.
Hai sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới Coinbase và Binance đã không thuận theo lời kêu gọi của các nước phương Tây hồi tuần trước về việc cấm toàn diện đối với tất cả người dùng Nga. Một sàn giao dịch khác là Kraken cũng thông báo rằng họ sẽ không đóng các tài khoản của người Nga. Trong khi đó, những sàn giao dịch khác cho biết họ đã khoá tài khoản của những người Nga, bao gồm những tài phiệt Nga siêu giàu.
Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, bao gồm việc đưa các ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống SWIFT, điều này có thể thúc đẩy các ngân hàng Nga chuyển hướng sang thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận định rằng tiền điện tử quá nhỏ so với Nga, do đó Nga khó có thể thoát khỏi các lệnh trừng phạt thông qua tiền điện tử.
Dưới góc nhìn của các chính phủ, tiền điện tử có thể tạo ra nhiều rủi ro và thách thức cho hệ thống tài chính toàn cầu nếu nó tiếp tục duy trì tốc độ phát triển như những năm gần đây. Trong khi đó, Ukraine đã được hưởng lợi khá nhiều nhờ tiền điện tử. Chính phủ Ukraine đã nhận được rất nhiều khoản quyên góp bằng tiền điện tử kể từ khi bị xâm lược bởi Nga.
Người tị nạn có thể giữ tiền điện tử
Có thể chính phủ Nga và những nhà tài phiệt người Nga sẽ không thể thoát khỏi lệnh trừng phạt nhờ thị trường tiền điện tử. Trong khi những người tị nạn lại có thể dễ dàng nắm giữ các đồng tiền điện tử có tính thanh cao trong bối cảnh các ngân hàng và máy ATM không hoạt động.
Sau khi bị xâm lược, những người Ukraine khó có cơ hội để chuyển đổi từ tiền tiết kiệm sang tiền điện tử. Tuy nhiên, những quốc gia thuộc Liên Xô cũ có thể đang cảm thấy lo ngại và bắt đầu trang bị để sẵn sàng cho những tính huống tồi tệ nhất. Những người tị nạn có thể nắm giữ tiền điện tử một cách an toàn trong ví, đó là cách duy nhất để họ lưu trữ tài sản.của họ.
Mối lo ngại từ hacker
Tiền điện tử được lưu trữ trên không gian mạng, do đó hầu hết chúng ta đều quan tâm đến vấn đề bảo mật. Nhiều chính phủ trên thế giới đã tài trợ cho những hacker để họ dễ dàng phá hoại các tài sản của người dùng. Hồi tháng 1, BBC cho biết có khoảng 400 triệu đô la tiền điện tử đã bị đánh cắp vào năm 2021 bởi các hacker Triều Tiên. Vào tháng 10/2021, Fortune cũng lưu ý rằng chính phủ Nga đã tài trợ cho các hacker xâm nhập vào các tài khoản giao dịch tiền kỹ thuật số.
Tiền điện tử dự kiến sẽ biến động sau khi Hoa Kỳ ban hành sắc lệnh
Cuộc xâm lược của Nga vào lãnh thổ nước láng giềng Ukraine đã khiến thế giới bàng hoàng, tạo ra dòng người di cư lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ 2. Cuộc xung đột này cũng khiến thế giới cảm thấy lo ngại về nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Lạm phát toàn cầu đang ở mức cao sau hệ quả của đại dịch Covid. Cuộc chiến tại Ukraine, cùng với các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga của các nước phương Tây đang là nguy cơ khiến lạm phát tăng cao hơn. Sự gia tăng của giá cả này đang khiến các loại tài sản trở nên biến động hơn.
Ngày 09/03, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sác lệnh nói về việc thừa nhận sự phát triển của loại tài sản tiền điện tử. Đồng thời kêu gọi:
- Bảo vệ sự ổn định tài chính của Mỹ và thế giới.
- Bảo vệ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Mỹ khỏi các rủi ro hệ thống tài chính.
- Bảo vệ sự dẫn đầu của Hoa Kỳ về công nghệ, khả năng cạnh tranh kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu.
- Giảm thiểu rủi ro tài chính bất hợp pháp và an ninh quốc gia.
- Thúc đẩy khả năng tiếp cận an toàn và bình ổn giá đối với các dịch vụ tài chính.
- Hỗ trợ các tiến bộ công nghệ và phát triển có trách nhiệm các tài sản kỹ thuật số.
- Khám phá tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ.
Thị trường tiền điện tử luôn tồn tại những biến động lớn. Ngày 10/11, Bitcoin, Ethereum và nhiều đồng tiền điện tử khác đã chạm mức cao kỷ lục, nhưng sau đó bắt đầu chuỗi ngày sụt giảm. Trong bối cảnh lạm phát và chiến tranh, nhiều người lo ngại rằng các chính phủ sẽ thắt chặt quy định hơn.
Nhưng khi so sánh với các thị trường khác, tiền điện tử vẫn khá an toàn, bởi vì các đồng tiền pháp định lại đang gặp nhiều rủi ro, các tài sản hàng hoá cũng đang được giao dịch ở mức cao trong những tuần gần đây.
Sắc lệnh mới của Hoa Kỳ là một động thái nhắm đến quy định của các loại tài sản, trong khi tư tưởng tư bản luôn bảo về các cá nhân hơn là các chính phủ. Bên cạnh đó, tiền điện tử sẽ có cơ hội quay trở lại đà tăng trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Các nhà đầu tư nên theo dõi để nắm bắt các tín hiệu điều chỉnh trong thời gian tới.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!