Đà tăng của giá vàng vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Ukraine và biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Thị trường dầu đã đi theo mô hình parabol sau khi tăng vọt gần 25% trong 6 tuần gần đây. Trong năm 2020, giá vàng cũng đi theo mô hình parabol từ mức 1.485 USD lên mức cao kỷ lục 2.121 USD trong khoảng thời gian khủng hoảng đại dịch từ tháng 3 đến tháng 8, đó là giai đoạn trước khi thị trường chứng khoán bắt đầu tăng mạnh.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2022 bởi hai chất xúc tác là sự gia tăng của lạm phát ở Mỹ và vấn đề địa chính trị Nga đối với Ukraine, trong khi đó, hai chất xúc này lại đang hỗ trợ cho thị trường vàng.
Mặc dù vậy, nhưng vàng cũng không thể tăng khi các cổ phiếu của chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 40 và 400 điểm trong những ngày đầu năm.
Giá vàng đang trong xu hướng tăng
Hồi tháng 1, giá vàng đã bắt đầu tăng và duy trì trên mức 1.800 USD, nhưng sau đó đã giảm về mức 1.781 USD vì chưa đủ động lực để phá vỡ các vùng kháng cự ở mức 1.830 USD và 1.850 USD. Hôm thứ Hai, giá vàng đã tăng trở lại mức cao nhất trong ba tháng là 1.870 USD/ounce.
Kể từ đầu năm, nhiều nhà đầu tư đã đặt niềm tin rằng giá vàng có thể tăng lên mức 1.900 USD, hoặc thậm chí có thể tăng lên mức kỷ lục 2.000 USD/ounce.
Hôm thứ Hai, nhà kinh tế học Adam Button cho biết thị trường vàng đã có một cuộc chạy đua một chiều vào cuối tháng Giêng từ mức thấp 1.780 USD.
Trong thời gian tới, vàng sẽ gặp rào cản lớn ở mức 1.876 USD, đây là mức cao nhất hồi tháng 11. Bên cạnh đó, còn một mức đáng chú ý khác là 1.866 USD, đây cũng là mức cao hồi tháng 6.
Button cho rằng trong bối cảnh lạm phát và căng thẳng Nga-Ukraine như hiện nay, vàng sẽ được xem là tài sản trú ẩn an toàn, trong khi thị trường trái phiếu đang bị tác động hàng ngày. Ông cho rằng vàng đang có vai trò quan trọng ở Ukraine do lo ngại địa chính trị, trong khi Nga có thể đang nắm giữa một lượng vàng dự trữ lớn. Và nếu Nga bị trừng phạt, thì lượng vàng dự trữ này sẽ bị bán ra để hỗ trợ cho đồng rúp. Với hai yếu tố này, có thể thấy giá vàng dường như chỉ có một hướng di chuyển, đây cũng là cơ hội để kim loại quý này phá vỡ nêm lớn đã được xây dựng trong hai năm trên biểu đồ.
Nhà phân tích Ed Moya của sàn giao dịch trực tuyến OANDA cũng đưa ra quan điểm tương tự về thị trường vàng. Ông cho rằng vàng sẽ gặp mức kháng cự quan trọng là 1.880 USD, nếu có thể vượt qua mức này, giá vàng có thể tăng lên mức 1.900 USD. Trong rủi ro về chính sách Fed và địa chính trị, kim loại quý này đã trở nên thu hút các nhà đầu hơn. Sau thời gian dài liên tục sụt giảm, giá vàng đã tìm lại được động lực tăng trưởng từ tháng 1 với sự gia tăng của lạm phát tại Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang James Bullard tại St. Louis cho biết Ngân hàng Trung ương có thể sẽ không được tín nhiệm nữa nếu vẫn trì hoãn việc tăng lãi suất để đối phó với sự gia tăng của lạm phát.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3/2020, Fed đã giảm lãi suất xuống mức thấp gần bằng 0. Trong năm nay, dưới áp lực của lạm phát, dự kiến Fed sẽ bắt đầu một loạt đợt tăng lãi suất mới. Thước đo chỉ báo lạm phát ưa thích của ngân hàng trung ương – chỉ số giá tiêu dùng đang cho thấy mức tăng nhanh nhất trong vòng 40 năm.
Theo dự kiến hồi tuần trước của các nhà phân tích của Goldman Sachs, Fed có thể tăng lãi suất khoảng 7 lần tăng trong năm nay, thay vì có thể tăng 5 lần như dự báo trước đó. Kể từ tháng 3 đến tháng 12, Fed sẽ có 7 cuộc họp chính sách, theo dự báo từ Goldman, Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất trong mỗi cuộc họp trong năm nay.
Hồi tuần trước, Bullard đã khiến thị trường bất ngờ lớn khi nói rằng ông đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương sẽ tăng đầy đủ điểm phần trăm vào ngày 1/7. Kể từ tháng 3 đến ngày 1/7, Fed sẽ có 3 cuộc họp, điều này có nghĩa là Fed cần phải tăng trên một phần tư điểm phần trăm lãi suất tại mỗi cuộc họp theo kỳ vọng của Bullard.
Bullard cho biết quan điểm của ông sẽ là một đề nghị tích cực và ông sẽ tìm cách thuyết phục những quan chức khác ủng hộ quan điểm này.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Jerome Powell – người có quan điểm ôn hòa hơn đã cho biết trước đó rằng Fed đang có kế hoạch về những đợt tăng lãi suất để giúp nền kinh tế và thị trường không bị gián đoạn.
Với mức lạm phát như hiện nay, Bullard cho rằng hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình đang phải chịu áp lực rất tồi tệ. Niềm tin của người tiêu dùng đang sụt giảm đáng kể, Fed cần phải trấn an mọi người rằng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2%.
Nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang là cần phải duy trì lạm phát ở mức 2% hoặc thấp, đồng thời cần phải hỗ trợ nền kinh tế phát triển và ổn định thị trường việc làm, có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp cần phải ở mức 4,0% hoặc thấp hơn.
Thị trường vàng được thúc đẩy khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Từ tháng 2 đến tháng 3/2014, Nga đã xâm lược và chiếm lấy Bán đảo Crimea, điều này khiến quốc tế phẫn nộ và dẫn đến trừng phạt kinh tế đối với Nga. Trong những tuần gần đây, Nga đang có động thái tăng cường quân đội tại biên giới Ukraine.
Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng thông tin tình báo của họ cho thấy Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Trong khi phía Moscow đang kêu gọi Washington tăng cường đàm phán, đồng thời cho biết họ muốn NATO kết thúc sự bành trướng ở Đông Âu và tổ chức hiệp ước không liên kết.
Những động thái về chính trị hiện tại cũng không hoàn toàn giúp thị trường vàng trở nên lạc quan.
Trong một bài đăng trên ForexLive, nhà phân tích tiền tệ Justin Low cho biết khi tình hình giữa Nga và Ukraine được làm sáng tỏ hơn, thị trường vàng có thể giao dịch không quá lạc quan ở vùng giá hiện tại trong bối cảnh lãi suất tăng trên toàn cầu.
Nhà phân tích chiến lược tại SK Charting ở Kolkata, Ấn Độ – ông Sunil Kumar Dixit cho biết hành động giá của vàng trên biểu đồ vẫn đang cho thấy xu hướng tăng. Tỷ giá đã phá vỡ mức đỉnh 1.877 USD trước đó, các khung thời gian đều cho thấy đà tăng và RSI cho thấy tín hiệu mạnh mẽ. Ông cho rằng xu hướng tăng sẽ được duy trì khi kim loại quý này có thể giữ trên mức 1.860 USD, đây là vùng Fibonacci thoái lui 23,6%, được đo từ 1.678 USD – 1.916 USD. Hiện giá vàng đang có động lực tăng để có thể tăng lên mức 1.898 USD – 1.916 USD.
Trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, thị trường sẽ có xu hướng tìm các tài sản trú ẩn an toàn, điều này sẽ giúp giá vàng tăng lên mức 1.975 USD, tăng khoảng 100 USD so với mức hiện tại.
Tuy nhiên, nếu căng thẳng Nga-Ukraine dịu đi, mối lo ngại sụt giảm, thì giá vàng có thể điều đỉnh do chỉ báo RSI trên biểu đồ hàng ngày cho thấy tín hiệu quá mua ở mức 73. Giá vàng có thể nhanh chóng giảm về mức 1.860 USD – 1.825 USD ngay sau đó. Nhưng hiện tại, xu hướng chính vẫn đang là tăng giá, các nhà đầu tư có thể mua vào khi tỷ giá kiểm tra các vùng hỗ trợ.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!