Khi vừa được ra mắt, Bitcoin đã được giao dịch ở mức 5 cent. Sau hơn một thập kỷ, Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục 69.000 vào tháng 11/2021. Trong khi đó, giá vàng đã giao dịch ở gần mức 300 USD/ounce vào những năm 2000, ở thời điểm đó Bitcoin vẫn chưa xuất hiện. Tính đến tháng 3/2022, giá vàng đã tăng lên gần mức cao kỷ lục là 2.080 USD/ounce.
Trong những năm gần đây, kim loại quý và tiền điện tử thường xuyên biến động do sự gia tăng của lạm phát, rủi ro địa chính trị và nhiều yếu tố khác. Nhiều người tin rằng vàng sẽ tiếp tục tăng giá trong bối cảnh rủi ro, trong khi một số khác lại đang đặt niềm tin vào Bitcoin.
Mới đây, giá vàng đã giao dịch ở mức 1.933 USD, thấp hơn so với hồi tuần trước là 1.954 USD. Trong khi đó, Bitcoin đã giao dịch ở mức 46.937 đô la vào hôm thứ Hai, cao hơn so với mức 44.850 đô la hồi tuần trước. Nhiều người đang xem vàng và Bitcoin là tài sản trú ẩn an toàn, thích hợp để thay thế cho các loại tài sản khác trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
Bitcoin liên tục tăng giá trong những năm gần đây
Ngày 10/11/2021, Bitcoin đã giao dịch ở mức cao kỷ lục 68.906,48 USD, nhưng đến ngày 24/01/2022 đồng tiền điện tử này đã giảm xuống còn 33.076,39 USD.
Quan sát biểu đồ có thể thấy BTC/USD đã giảm 52% so với mức cao kỷ lục và đang đi ngang trong vùng giá từ 34.366,52 USD – 45.734,08 USD, gần với mức cao nhất kể từ ngày 27/03.
Mặc dù thấp hơn mức cao nhất hồi tháng 11, nhưng đồng tiền điện tử này vẫn đang cao hơn so với mức đáy ngày 24/01. Nhưng khi so với mức 5 cent của năm 2010, thì Bitcoin vẫn đang tăng giá ở mức 46.937 USD – một mức cao kỷ lục.
Vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2022
Do đều có thể trở thành tài sản thay thế nên vàng và Bitcoin có khá nhiều điểm chung. Trong khi vàng là tài sản đã xuất hiện từ rất lâu, cách đây hàng nghìn năm, thì Bitcoin lại là một làn gió mới mẻ.
Kể từ năm 2000, giá vàng đã nhiều lần điều chỉnh, các nhà giao dịch thường mua vào mỗi đợt giảm.
Quan sát biểu đồ có thể thấy kể từ mức đáy 252,50 USD vào năm 1999, giá vàng đã tạo nhiều đáy cao hơn và đỉnh cao hơn. Gần đây nhất là mức đỉnh 2.078,80 USD/ounce hồi tháng 3/2022, cao gấp 8 lần so với mức đáy vào năm 1999.
Vàng đã tăng giá trong bối cảnh lạm phát của Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm. Thêm vào đó là rủi ro địa chính trị khi Nga xâm lược Ukraine và căng thẳng kéo dài giữa hai phe đối lập châu Âu, Hoa Kỳ và Nga, Trung Quốc, những yếu tố này cũng khiến giá vàng tăng lên mức cao mới.
Mặt khác, Nga cũng đang có kế hoạch giảm dự trữ đồng đô la Mỹ, thay cho vàng và đồng Euro.
Tính đến tháng 6/2021, vàng và đồng Euro là những tài sản dự trữ ngoại tệ hàng đầu của Nga.
Một đợt trừng phạt mới của 7 cường quốc đối với Nga đã bắt đầu vào ngày 24/03, khiến Nga bị bị đóng băng dự trữ vàng. Trước đó, vàng là tài sản giúp Nga hạn chế những ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế sau cuộc xâm lược ở Ukraine.
Nhìn chung, giá vàng đã được thúc đẩy lên mức cao mới sau khi cuộc chiến ở Đông Âu diễn ra và lạm phát tăng cao.
Sau cuộc họp của ngân hàng trung ương, Jeffrey Gundlach – Giám đốc điều hành của DoubleLine Capital cho biết rằng so với vàng, ông đang đặt kỳ vọng vào Bitcoin hơn. Jeffrey Gundlach nhận định rằng vàng đang ở gần mức đỉnh trong phạm vi của nó, trong khi Bitcoin đang ở gần mức đáy trong vùng giá của nó.
Trong thập kỷ qua, cả Bitcoin và vàng đều đạt được nhiều lợi nhuận đáng kể. Sau khi đồng tiền điện tử hàng đầu bùng nổ cao hơn, nhiều người đã đặt kỳ vọng rằng nó sẽ thay thế cho vàng.
Tiềm năng của Bitcoin
Đến nay, Bitcoin vẫn luôn được xem là đồng tiền điện tử hàng đầu về vốn hóa. Nó có mức vốn hóa cao gấp 2 lần so với tiền điện tử hàng đầu thứ hai là Ethereum. Hiện Bitcoin đang ở mức 46.937 USD và vốn hóa là 892,18 tỷ USD.
Những nguyên nhân giúp Bitcoin tăng trưởng bao gồm:
- Được nhiều người ủng hộ và có tiềm năng trở thành tài sản đầu tư chính thống.
- Nếu vốn hóa của BTC tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, thì những danh mục đầu tư vẫn có mức định giá thấp.
- Dù đang bị hạn chế trong quá trình điều chỉnh, nhưng nếu BTC tăng lên mức 50.000 USD thì sự điên cuồng đầu cơ sẽ quay trở lại.
- Hiện tại Bitcoin và tiền điện tử không thuộc quyền kiểm soát của chính phủ và các ngân hàng trung ương. Nếu tương lai các đồng tiền pháp định trở nên mất giá, thì những tài sản đang phát triển sẽ thu hút nguồn vốn hơn.
- Xu hướng luôn là người bạn tốt nhất của nhà đầu tư. Xét về dài hạn, xu hướng tăng của Bitcoin sẽ có ít kháng cự.
Về mặt kỹ thuật, BTC đã phát triển mô hình nêm trong những tháng gần đây.
Quan sát biểu đồ có thể thấy BTC đã ghi nhận những đỉnh mới thấp hơn trong tháng 3, nhưng các đáy mới của nó vẫn cao hơn so với mức thấp nhất vào ngày 24/01.
Thông thường, mô hình nêm sẽ tạo ra sự đột phá tăng hoặc giảm, nhưng khi xét về dài hạn thì Bitcoin vẫn có tiềm năng tăng trưởng.
Tiềm năng của vàng
Vàng là một tài sản không còn xa lạ với tất cả chúng ta, nó đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm và cũng có nhiều đợt tăng giá.
Vàng có tiềm năng tăng trưởng vì:
- Các chính phủ và các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới thường nắm giữ vàng như một tài sản dự trữ ngoại hối quan trọng.
- Vàng luôn nhạy cảm với sự gia tăng của lạm phát. Trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ – thước đo của lạm phát – đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nó có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa trong tháng 3 trong bối cảnh rủi ro địa chính trị ở Đông Âu.
- Thông thường, giá vàng sẽ suy yếu khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, với triển vọng rằng lãi suất thực dương không quá khả quan, Cục Dự trữ Liên bang Fed sẽ cần thêm một khoảng thời gian để đối phó với lạm phát.
- Do Nga là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 3 trên toàn cầu, nên các biện pháp trừng phạt vàng đối với Nga sẽ làm cho nguồn cung bị hạn chế.
- Trong 20 năm trở lại đây, vàng đã liên tục tạo mới các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, xu hướng tăng của vàng vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Vốn là tài sản được dự trữ trong dòng chảy lịch sử, vàng vẫn sẽ luôn giữ được giá trị của nó. Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và lạm phát như hiện nay, dự kiến vàng sẽ tiếp tục có thêm lợi nhuận.
Vàng và Bitcoin có cùng xu hướng
Các nhà phân tích thị trường nhận định rằng cả vàng và BTC đều có xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, Bitcoin dường như có tiềm năng hơn, vì nó đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức cao kỷ lục 69.000 USD hồi tháng 11. Trong khi đó, vàng lại có ít tiềm năng hơn, vì nó đang giao dịch ở mức 1.933 USD/ounce, thấp hơn so với mức cao kỷ lục chỉ khoảng 146 USD. Nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng tiếp tục tăng lên những mức cao kỷ lục mới của vàng, nó có thể tăng lên mức 2.500 USD hoặc thậm chí là 3.000 USD trong năm nay.
Bitcoin được xem là một tài sản luôn tồn tại nhiều rủi ro, ngược lại, vàng lại có ít rủi ro hơn do mức biến động thấp hơn.
Nhìn chung, cả hai tài sản đều có tiềm năng riêng, các nhà giao dịch có thể nắm giữ cả 2 trong danh mục đầu tư. Nếu có thể đầu tư khoảng 20% cho vàng và Bitcoin, thì chúng tôi khuyên bạn nên dành 5% cho BTC và 15% cho vàng.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!