Hồi tuần trước, thị trường đã bắt đầu lo ngại rằng lạm phát và đại dịch Covid-19 gia tăng sẽ làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ. Nhưng vào cuối tuần, thị trường chứng khoán đã đạt một loạt các mức cao kỷ lục mới, trong đó Chỉ số Dow Jones đã đóng cửa với mức cao trên 35.000 lần đầu tiên, do nhiều công ty báo cáo kết quả kinh doanh với kết quả xuất sắc.
Trong tuần này, các công ty công nghệ có vốn hoá cao như Tesla, Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet, Boeing và Caterpillar sẽ công bố báo cáo thu nhập. Thị trường sẽ tiếp tục chú ý đến kết quả của các báo cáo hơn là lo ngại về đại dịch và sự phục hồi kinh tế.
Bên cạnh đó, FOMC cũng sẽ có một cuộc họp báo vào thứ Tư, sau cuộc họp hàng tháng của Cục Dự trữ Liên bang Fed. Các nhà đầu tư sẽ chú ý để tìm kiếm mang mối về động thái sắp tới của Fed.
Tuần qua, 4 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ, bao gồm Nasdaq, Dow Jones, S&P 500 và Russell 2000 cũng đạt mức cao, dù chỉ số Russell 2000 chỉ tăng khoảng 1% trong tuần. Đây là chỉ số đại diện cho các công ty trong nước có vốn hoá nhỏ, là nhóm cổ phiếu giá trị được kỳ vọng sẽ đạt được mức lợi nhuận cao sau khi nền kinh tế hồi phục trở lại. Chỉ số đã đóng cửa ở mức thấp hơn 6,8% so với mức cao kỷ lục ngày 15 tháng 3.
Hồi tuần trước, thị trường đã chuyển sự chú ý từ cổ phiếu giá trị sang cổ phiếu tăng trưởng, nhưng vào hôm thứ Sáu cuối tuần, các cổ phiếu phòng thủ (bao gồm ngành chăm sóc sức khoẻ và tiện ích) lại hoạt động tích cực hơn. Tuy nhiên, những công ty lớn trong ngành dịch vụ truyền thông và công nghệ cũng đã có một kết thúc tuần khá ổn định.
Tính từ đầu mùa báo cáo thu nhập đến nay, đã có khoảng 87% công ty công bố với mức đạt ước tính tốt nhất, đây là chất xúc tác quan trọng để các nhà đầu tư chuyển sự chú ý ra khỏi các mối quan tâm về kinh tế vĩ mô và địa chính trị.
Đây có phải dấu hiệu cho thấy thị trường đang đồng ý với Jerome Powell – Chủ tịch Fed, rằng lạm phát chỉ gia tăng trong nhất thời? Và chúng ta sẽ không có câu trả lời rõ ràng nào cho vấn đề này.
Các nhà đầu tư cá nhân dường như đã bắt đầu hoạt động trở lại. Nhà nghiên cứu Vanda cho biết rằng, cổ phiếu đã giảm mạnh vào hôm thứ Hai tuần trước, và các nhà đầu tư cá nhân đã mua số cổ phiếu trị giá kỷ lục là 2,2 tỷ USD. Đây là kết quả của chính sách tài khóa cung cấp tiền miễn phí, cùng với chính sách tiền tệ lợi tức thấp.
Vậy, liệu có phải việc các nhà đầu tư cá nhân bắt đáy là do niềm tin vào sự tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ? Có thể giải thích rằng:
Thứ nhất, việc bắt đáy của các nhà đầu tư trong ngày sẽ không phản ánh gì về tương lai, do không có dấu hiệu rõ ràng cho biết cổ phiếu sẽ được giữ trong ngắn hạn hay dài hạn.
Thứ hai, các nhà giao dịch nhỏ lẻ không quá quan tâm đến động thái của Cục Dự trữ Liên bang như các nhà giao dịch tổ chức. Như vậy, đợt tăng giá này không hẳn là minh chứng cho việc các nhà đầu tư cá nhân mua cổ phiếu vì họ tin quan điểm lạm phát chỉ là tạm thời của Fed. Do đó, rất khó để biết các nhà nhà giao dịch cá nhân tin vào điều gì.
Giữa lúc thị trường chứng khoán tăng mạnh, thì lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm 26%, tính từ giữa tháng 3 đến nay. Điều này cho thấy ngay cả khi các nhà đầu tư đang bắt đáy chứng khoán, họ cũng đang nắm giữ tài sản trù ấn an toàn là trái phiếu kho bạc.
Đây có thể không phải là một động thái của niềm tin vào nền kinh tế. Nhưng với mô hình búa mạnh mẽ hồi tuần trước, mô hình đã có bóng dưới rất dài, cho thấy lực mua rất lớn, đây có thể là dấu hiệu tăng giá của trái phiếu Kho bạc. Nếu lợi suất tăng giá từ mức, cổ phiếu cũng sẽ được hưởng lợi.
Trên thị trường vàng, chúng ta có thể nhận thấy tâm lý chấp nhận rủi ro.
Tỷ giá vàng đã hoàn thành mô hình cờ tăng, đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm mới.
Lịch kinh tế trong tuần
Thứ Hai
Đức – Chỉ số Điều kiện Kinh Doanh Ifo: dự đoán có thể tăng từ 101,8 lên mức 102,1.
Hoa Kỳ – Công bố Doanh số bán nhà mới: dự kiến sẽ tăng từ 769 nghìn lên mức 800 nghìn.
Thứ Ba
Hoa Kỳ – Công bố số lượng Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền lõi: dự đoán rằng sẽ tăng từ 0,3% lên mức 0,8%.
Hoa Kỳ – Chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI): dự kiến sẽ giảm từ 127,3 xuống còn 124,1.
Úc – Công bố chỉ số CPI: dự kiến tăng lên 0,7% từ mức 0,6% theo quý và tăng lên 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái là 1,1%.
Thứ Tư
Canada – Công bố chỉ số CPI cốt lõi: có thể giữ nguyên ở mức 0,4%.
Hoa Kỳ – Công bố Trữ lượng Tồn kho Dầu thô: báo cáo lần trước với mức tăng 2,108 triệu thùng.
Hoa Kỳ – Công bố Quyết định lãi suất của Fed và Thông báo mới từ FOMC: Dự kiến lãi suất sẽ ở mức 0,25%.
Thứ Năm
Đức – Công bố Báo cáo Thay đổi thất nghiệp: dự kiến sẽ tăng lên -25 nghìn từ mức -38 nghìn.
Hoa Kỳ – Chỉ số GDP: dự kiến sẽ tăng từ 6,4% lên 8,6% theo quý.
Hoa Kỳ – Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu: báo cáo tuần trước gây thất vọng với mức 419 nghìn.
Hoa Kỳ – Doanh số bán nhà đang chờ xử lý: dự kiến sẽ giảm từ 8,0% xuống còn 0,5%.
Thứ Sáu
Đức – Chỉ số GDP: dự kiến sẽ tăng từ -1,8% lên mức 2,0%.
Liên minh EU – Chỉ số CPI: dự đoán sẽ tăng lên 2,0% từ mức 1,9%.
Canada – Chỉ số GDP: dự đoán duy trì ở mức -0,3% so với tháng trước.
Trung Quốc – Chỉ số PMI Sản xuất: có khả năng sẽ giảm từ 50,9 xuống còn 50,8.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!