Có rất nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá cổ phiếu mà quên đi tầm quan trọng của chỉ báo khối lượng trong chứng khoán. Đây quả thật là một lựa chọn sai lầm. Vì nếu bạn thật sự muốn trở thành một trader chứng khoán thành công thì cần phải biết tận dụng tính năng của các chỉ báo khối lượng. Vậy chỉ báo khối lượng là gì? Cách đọc khối lượng chứng khoán như thế nào? Có những chỉ báo khối lượng nào? Chúng ta cùng giải đáp ngay sau đây nhé!
Chỉ báo khối lượng trong chứng khoán là gì?
Chỉ báo khối lượng trong chứng khoán cho nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng thể của thị trường. Theo đó, giá hiện tại và chỉ báo khối lượng sẽ có mối quan hệ song hành cùng với nhau. Vì nó phản ánh lên mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với tài sản chứng khoán trong một giai đoạn nhất định.
Với một thị trường có khối lượng giao dịch lớn kèm giá tăng thì đây chính là dấu hiệu của sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngược lại, nếu như khối lượng giao dịch nhỏ và mức độ quan tâm thấp thì giá cổ phiếu ấy đang giảm. Bên cạnh hai ý nghĩa trên thì khối lượng cũng được tính như tính thanh khoản của thị trường. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu một cách hợp lý nhất.
Tuy nhiên các nhà đầu tư cần phải hiểu một điều rằng chỉ báo khối lượng trong chứng khoán không phải là công cụ độc lập để đem lại tín hiệu. Thay vào đó chúng ta dùng nó để xác nhận sự thay đổi xu hướng trên thị trường. Thêm vào đó, những ý nghĩa mà chỉ báo khối lượng trong chứng khoán mang lại sẽ mang tính “THẬT” bởi vì các số liệu của nó không thể nào thao túng được. Đây là điều mà các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác không thể nào làm được.
Ý nghĩa của chỉ báo khối lượng trong chứng khoán
Xác định xu hướng giá
Ý nghĩa hàng đầu của chỉ báo khối lượng chính là xác định xu hướng giá. Một khi khối lượng giao dịch tăng theo xu hướng giá thì chúng ta có thể xác nhận xu hướng giá mới chắc chắn sẽ được hình thành. Thêm vào đó:
- Trong một xu hướng tăng => khối lượng sẽ tăng khi giá đi lên. Và khối lượng sẽ giảm khi giá đi xuống.
- Ngược lại, trong một xu hướng giảm => khối lượng sẽ tăng khi giá đi xuống. Và khối lượng sẽ giảm khi giá đi lên.
Tuy việc xác định xu hướng giá với chỉ báo khối lượng tương đối dễ dàng nhưng bạn cần lưu ý trường hợp khối lượng giao dịch tăng đột biến. Vì đây chính là tín hiệu thị trường đang có biến động quá lớn. Những tình huống này trader cần phải quan sát kỹ diễn biến thị trường để chủ động trong giao dịch.
Xác định sự đảo chiều
Việc sử dụng chỉ báo khối lượng để xác nhận tín hiệu xu hướng đảo chiều cũng quan trọng vô cùng. Bởi:
- Nếu như khối lượng tăng đạt đỉnh khi giá tăng thì chúng đưa ra tín hiệu về tình trạng mua đã hết. Bên mua không còn muốn đẩy giá lên cao nữa nên sẽ có xu hướng đảo chiều giá giảm.
- Ngược lại, nếu như khối lượng tăng đạt đỉnh nhưng giá giảm thì đây là dấu hiệu của tình trạng bán đã hết. Bên bán không còn muốn đẩy giá xuống nên giá sẽ đảo chiều tăng.
- Nếu như thị trường đang có tín hiệu phân kỳ giữa giá và khối lượng giao dịch thì đây là tín hiệu cực kỳ quan trọng giúp chúng ta xác nhận về một tín hiệu đảo chiều.
Xác định hỗ trợ và kháng cự
- Nếu như giá giảm về một vùng hỗ trợ kết hợp với chỉ báo khối lượng trong chứng khoán không tăng => vùng hỗ trợ khỏe.
- Nếu như giá tăng về một vùng kháng cự kết hợp với chỉ báo khối lượng trong chứng khoán không tăng => vùng kháng cự khỏe.
Các chỉ báo khối lượng trong chứng khoán
Các chỉ báo khối lượng trong chứng khoán sẽ lấy khối lượng làm trung tâm và tính toán các giá trị thông tin phân tích thị trường. Sau đây Thuvientaichinh sẽ gợi ý đến bạn một số chỉ báo khối lượng trong chứng khoán phổ biến nhất.
Average Volume
Đây là chỉ báo khối lượng thuộc vào nhóm cơ bản nhất và nhà đầu tư nào cũng có thể sử dụng được, ngay cả các Newbie. Với tính chất sang bằng những biến động trồi sụt và khó dự báo nên Average Volume được rất nhiều trader ưa chuộng.
On Balance Volume – OBV
Chỉ báo khối lượng trong chứng khoán này được tạo thành từ sự kết hợp giữa giá và khối lượng. OBV giúp cho nhà đầu tư nhận thấy được cảnh báo về xu hướng hiện tại. Cụ thể như sau:
- Nếu như giá đóng cửa hôm nay cao hơn hôm trước, chỉ báo OBV cho rằng toàn bộ khối lượng giao dịch hôm nay là của bên mua.
- Ngược lại, nếu như giá đóng cửa hôm nay thấp hơn hôm trước, chỉ báo OBV cho rằng toàn bộ khối lượng giao dịch hôm nay là của bên bán.
Money Flow Index – MFI
Cách sử dụng số liệu của MFI cũng khá tương tự với OBV. Tuy nhiên thay vì sử dụng giá đóng cửa thì MFI sử dụng giá trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất, và giá đóng cửa. Việc tận dụng những thông tin này sẽ giúp cho MFI chuẩn hóa được giá trị tạo thành. Từ đó, cải thiện được khả năng dự báo chính xác hơn của MFI.
Bài viết liên quan:
- Đầu tư forex là gì? Vua thanh khoản forex có giúp nhà đầu tư kiếm lời
- Top các sàn giao dịch forex uy tín
- Có nên đầu tư sàn forex trong thời kỳ lạm phát kinh tế?
- Các thuật ngữ cơ bản trong forex mà bạn cần biết
- Giờ mở cửa các sàn forex tính theo giờ Việt Nam
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản forex cho nhà đầu tư 4.0
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien