Nếu như bạn muốn giao dịch hợp đồng tương lai một cách “hoàn hảo” thì cần phải biết đến cụm từ Funding Rate. Bởi vì nó liên quan đến lợi nhuận cuối cùng mà các nhà giao dịch mới nhận được. Nhưng không ít nhà giao dịch chưa hiểu được tầm quan trọng này cũng như không biết những ảnh hưởng của Funding Rate tới Trader. Do đó, họ đã phải nhận một khoản lỗ giao dịch không như mong muốn. Chính vì lý do này mà Thuvientaichinh đã xây dựng một bài viết chuyên về Funding Rate. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy hữu ích.
Tìm hiểu khái niệm Funding Rate là gì?
Funding Rate một khoản chi phí nhất định mà bạn phải trả tham gia vào giao dịch hợp đồng. Tức nghĩa đây là khoản chi phí tỷ lệ phần trăm thanh toán thường xuyên giữa bên vay và bên cho vay và nó xem như chi phí “nắm giữ” lệnh.
Vai trò chính của Funding Rate chính là giữ cân bằng giá hợp đồng vĩnh viễn với giá thị trường giao ngay. Cụ thể hơn thì:
- Khi Funding Rate biểu thị số dương => giá hợp đồng đang cao hơn giá thị trường => bên đặt lệnh mua (long) sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh bán (short).
- Ngược lại, khi Funding Rate biểu thị số âm => giá hợp đồng đang thấp hơn giá thị trường => bên đặt lệnh bán sẽ phải trả tiền cho bên đặt lệnh mua.
Ý nghĩa hoạt động của Funding Rate
- Bạn hãy cùng Thuvientaichinh tìm hiểu kỹ lại một chút về việc thanh toán trong hợp đồng tương lai truyền thống nhé. Đối với hình thức này giá của hợp đồng tương lai sẽ dựa hoàn toàn vào giá của tài sản cơ sở thị trường và các vị thế bạn mở lệnh.
- Nhưng có một vấn đề đặt ra là: sàn giao dịch liên tiếp cung cấp hợp đồng tương lai vĩnh viễn và nó không có ngày đáo hạn tương tự như hợp đồng bình thường. Tiếp theo đó là tâm lý kỳ vọng của nhà giao dịch trong tương lai đạt mức giá khác nhau nên biến động thị trường cũng khác nhau. Từ đó, dẫn đến tình trạng chênh lệch giá so với thị trường giao ngay.
- Nhằm để giải quyết vấn đề nan giải trên nên Funding Rate đã ra đời và có thể tối ưu hóa lợi ích dành cho nhà giao dịch.
Công thức tính Funding Rate khi giao dịch Futures
- Trước khi bạn muốn biết những ảnh hưởng của Funding Rate tới Trader thì cần lưu ý là Funding Rate sẽ được tính phụ thuộc vào dao động của thị trường và có thể thay đổi theo thời gian.
- Bên cạnh đó, cũng tùy vào vị thế mà bạn sẽ được quyết định có thêm tiền hay mất thêm tiền. Nếu như nhà giao dịch đóng lệnh trước khi hệ thống tính Funding Rate thì bạn sẽ không phải mất thêm tiền cho khoản chi phí này. Cụ thể hơn thì bạn có thể tính theo công thức funding fee = Giá trị vị thế bạn đang mở x funding rate.
- Bên cạnh đó, Funding Rate cũng được các sàn giao dịch tính tự động và thường là sau mỗi 8h hệ thống sẽ thực hiện tính Funding Rate một lần. Ví dụ như bạn đang mở vị thế với đòn bẩy là 10 và bạn đang có trong tài khoản 10 đô la Mỹ. Kèm theo đó mức funding rate là 0.0004% thì nhà giao dịch sẽ trả khoản tiền tương đương với 100 * 0.0004% = 0.0004. Tức nghĩa nhà giao dịch sẽ nhận được $0.0004 từ phe Long.
Những ảnh hưởng của Funding Rate tới Trader
- Nếu như bạn nghĩ Funding Rate chỉ là một con số nhỏ và những ảnh hưởng của Funding Rate với Trader không đáng kể thì quả thật là sai lầm. Bạn hãy nhìn nhận đúng thực tế xem, tuy 1 lần phí Funding Rate không quá cao nhưng mỗi 8h nó sẽ lấy của bạn một khoản tiền nhất định. Thậm chí, thiệt hại của nhà giao dịch có thể lên đến 20% so với giá trị vị thế ban đầu nếu như thị trường biến động bất thường theo hướng quá hưng phấn hoặc sợ hãi quá mức. Từ đó, ảnh hưởng của Funding Rate tới trader là tác động đến lợi nhuận và thua lỗ.
- Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của Funding Rate tới Trader sẽ liên quan đến vị thế của bạn vì nó được tính dựa trên đòn bẩy mà bạn sử dụng. Nếu như lệnh đòn bẩy cao thì những nhà giao dịch đang trả Funding Rate sẽ phải lỗ hoặc chịu thanh lý tài khoản ngay mặc dù thị trường chỉ có biến động nhẹ.
- Những ảnh hưởng của Funding Rate tới Trader là không thể nào tránh được nhưng sẽ có cách để giúp bạn phòng chống rủi ro này. Cụ thể là bạn nên xây dựng một chiến lược phù hợp để tận dụng được lợi thế của Funding Rate cũng như giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
- Lưu ý rằng, tâm lý thị trường theo đám đông không phải lúc nào cũng luôn luôn đúng. Đặc biệt khi tỷ lệ Funding Rate quá cao thì tất nhiên thị trường sẽ thực hiện một cú điều chỉnh để giá có thể cân bằng lại. Chính vì vậy việc thường xuyên để tâm đến Funding Rate cũng tương tự như việc bạn chú tâm đến biểu đồ giá.
Funding Rate phản ánh lên điều gì?
Không chỉ ảnh hưởng của Funding Rate tới Trader theo hướng tiêu cực mà còn có hướng tích cực. Tích cực ở đây là vì nó có mối tương quan rất lớn đến tâm lý thị trường. Nếu như thị trường trở nên lạc quan thì tỷ số Funding Rate sẽ dương. Ngược lại, nếu như mọi người đang cảm thấy bị “trì trệ” thì tỷ số Funding Rate sẽ âm. Nhưng nhà giao dịch chỉ nên xem Funding Rate là một thước đo tham khảo mà thôi. Nếu như bạn muốn biết “cảm xúc” thị trường ở thời điểm đầu tư thì cần phải nghiên cứu và phân tích thêm nhiều yếu tố khác.
Bài viết liên quan:
- Ripple (XRP) là gì ? Tìm hiểu chi tiết về Ripple
- Uniswap là gì? Thông tin về chi tiết về UNI
- Solana (SOL) là gì? Toàn tập về tiền điện tử SOL
- Bitcoin Cash BCH là gì ? Tổng hợp thông tin về đồng BCH
- Litecoin (LTC) là gì? Tìm hiểu về đồng coin LTC
- DeFi là gì? Tìm hiểu về cơ hội đầu tư trong DeFi
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien