Trong tuần này, giá vàng, giá dầu thô dự kiến sẽ tiếp tục biến động, giá cổ phiếu cũng đang bị áp lực trước nhiều diễn biến phức tạp của thị trường.
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn chưa dừng lại, thị trường sẽ đón nhận báo cáo việc làm tháng 3 của Hoa Kỳ vào cuối tuần này. Nếu thị trường việc làm ở trong trạng thái tiêu cực, thì Ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất 0,5% trong lần họp kế tiếp. Do các nhà tuyển dụng đang phải cạnh tranh để thu hút người lao động, nên số lượng việc làm đang tạo áp lực lên tiền lương.
Với mức tiền lương cao hơn, nhu cầu tiêu dùng theo đó cũng sẽ tăng lên, bất chấp việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang ở mức cao kỷ lục trong hơn 40 năm. Thêm vào đó, lạm phát còn bị áp lực khi giá dầu vẫn đang tăng cao, hiện giá đầu đang ở mức cao kỷ lục hồi tháng 4/2011, gần đạt đến mức cao kỷ lục vào năm 2008.
Nếu đà tăng của giá dầu không bị hạn chế, thì Cục Dự trữ Liên bang Fed có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Bởi khi giá dầu tăng, chi phí chi phí của nhiều hàng hóa cũng sẽ tăng, các ngành công nghiệp Mỹ sử dụng dầu để sản xuất và vận chuyển cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Trước đó, lạm phát đã tăng do những tác động của đại dịch Covid-19, các tuyến thương mại quốc tế bị đóng cửa nhiều ngày đã khiến giá thành của nhiều sản phẩm bị nâng lên đáng kể. Đến nay, mặc dù các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng, nhưng chi phí vẫn đang ở mức cao trong bối cảnh các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, đáp lại, Nga đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu những loại hàng hóa và nguyên liệu từ Nga.
Thị trường tăng giá khi nhiều người bắt đáy
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận những phiên giao dịch biến động trong tuần trước, các chỉ số chính đều tăng điểm khi nhiều người bắt đáy thị trường.
Hôm thứ Sáu, chỉ số S&P 500 đã tăng 0,51%. Trong số các nhóm ngành chính, ngành năng lượng đã ghi nhận hiệu suất tốt nhất khi tăng 2,19% giá trị. Đứng thứ 2 là nhóm ngành tiện ích với mức tăng 1,45%, được hưởng lợi kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Những nhóm ngành còn lại cũng ghi nhận các mức tăng khoảng 1%.
Trong khi đó, chỉ số Dow Jones cũng ghi nhận mức tăng nhẹ 0,44% vào hôm thứ Sáu. Ngược lại, chỉ số Russell 2000 và Nasdaq 100 đều đóng cửa với mức giảm 0,1% trong tuần. Trước đó, hai chỉ số này thường đối lập nhau sau khi trải qua áp lực của đại dịch Covid-19, nhưng kể từ khi Ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách, hai chỉ số này thường đi cùng nhau.
Chỉ số S&P 500 đã tăng 1,79% trong tuần trước, được thúc đẩy bởi đà tăng mạnh mẽ của ngành năng lượng với 6,59%. Ngành nguyên vật liệu cũng tăng 3,7% trong tuần trước, cho thấy sự gia tăng của chi phí hàng hóa. Tuy nhiên, ngành chăm sóc sức khỏe đã kết thúc tuần với mức giảm 0,52%, ngành Bất động sản cũng giảm 0,21% trong tuần.
Xét về mặt kỹ thuật, các chỉ số chứng khoán đã chạm mức cao kỷ lục vào ngày 09/02 vào hôm thứ Sáu, chạm ngưỡng kháng cự ở DMA 100. Chỉ số S&P 500 đang cho thấy động lực tăng sau khi vượt qua các chỉ báo DMA 50 và 200.
Tuy nhiên, đường DMA 50 đã cắt xuống dưới đường DMA 200 trong thời gian gần đây, phản ánh về một xu hướng giảm. Hãy chú ý đến mức đóng cửa trong tuần ở 4.500, đây là vùng hỗ trợ và kháng cự.
Lợi tức trái phiếu Kho bạc
Hồi tuần trước, lợi tức trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao kỷ lục 2%. Trong thời gian tới, lợi tức có thể tiến về mức cao hơn khoảng 3% do lo ngại về sự gia tăng của lãi suất.
Đồng đô la
Hôm thứ Sáu, đồng USD kết thúc tuần ở mức ít biến động, nhưng vẫn ở mức tăng trong tuần. Đây là tuần thứ 4 đồng bạc xanh ghi nhận đà tăng.
Xét về mặt kỹ thuật, đồng USD vẫn đang ở trong vùng giá giảm nhẹ, dự kiến sẽ phá vỡ mức tăng của mô hình đầu và vai, sau đó hình thành mô hình cờ giảm.
Sự gia tăng của lợi tức trái phiếu đang phản ánh lo ngại của các nhà đầu tư về mức lãi suất cao hơn. Thông thường, cổ phiếu sẽ sụt giảm mỗi khi lợi suất tăng, nên chỉ số Dow Jones và S&P 500 có nhiều khả năng sẽ quay trở lại xu hướng giảm cùng với chỉ số Russell 2000 và Nasdaq 100.
Giá vàng
Hôm thứ Sáu, giá vàng đã giảm 0,41% giá trị, nhưng đã ghi nhận mức tăng 1,29% trong tuần.
Phe mua và phe bán của vàng đang cạnh tranh khốc liệt, giá vàng hiện đang ở mức đỉnh của mô hình đầu và vai trong 6 tuần sau khi mô hình tam giác đối xứng phản ánh xu hướng tăng giá vàng đã được hoàn thành trong suốt 18 tháng.
Bitcoin
Tính đến hôm thứ 7, Bitcoin đã có 5 phiên giao dịch tăng liên tục, tỷ giá đang giao dịch ở mức 45.000 USD. Nhiều người đã tích lũy Bitcoin sau tin đồn về Quỹ Terra đang tập trung vào stablecoin UST.
Nhưng khi xét về mặt kỹ thuật, tỷ giá Bitcoin đã dừng lại ở dưới vùng đỉnh của mô hình tam giác đối xứng, dự kiến tỷ giá sẽ quay đầu giảm sau khi hoàn thành đỉnh của mô hình đầu và vai. Hãy chú ý rằng bên dưới đường viền cổ của mô hình đảo chiều là ngưỡng kháng cự. Khối lượng giao dịch cũng đã suy yếu khi hình thành mô hình hiện tại. Do đó, mặc dù có những thông tin tích cực, nhưng nhiều khả năng Bitcoin vẫn sẽ tiếp tục giảm giá.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng có thể chú ý đến một tin tức khác, đó là Nga có thể đưa đồng Bitcoin trở thành đồng tiền được giao dịch chính và giúp nó trở nên hợp pháp, họ đang cân nhắc sử dụng Bitcoin để thanh toán trong quá trình xuất khẩu.
Dầu thô
Trong tuần trước, dầu thô đã tăng 8,79% giá trị.
Xét về mặt kỹ thuật, nhu cầu về dầu thô đang giảm dần khi khối lượng giao dịch đang suy yếu. Nếu giá dầu quay trở về mức 93,63 USD/thùng, nhiều khả năng đà giảm sẽ quay trở lại.
Lịch kinh tế trong tuần
Thứ Hai
- Vương quốc Anh: bài phát biểu của Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh
- Úc: Dữ liệu doanh thu bán lẻ: có thể giảm về mức 1,0% từ mức 1,8% trước đó.
Thứ Ba
- Hoa Kỳ: Dữ liệu chỉ số niềm tin người tiêu dùng: có khả năng giảm xuống 107,0 vào tháng 3 từ 110,5.
- Hoa Kỳ: Dữ liệu về cơ hội việc làm JOLTs: đã ở mức 11.263 triệu hồi tháng 1.
Thứ Tư
- Hoa Kỳ: Dữ liệu thay đổi việc làm phi nông nghiệp ADP: dự kiến sẽ giảm xuống 438 nghìn từ 475 nghìn.
- Hoa Kỳ: Dữ liệu GDP: có khả năng sẽ tăng mạnh từ 2,3% lên 7,1% theo quý.
- Hoa Kỳ: Trữ lượng dầu thô: đã giảm 2,508 triệu thùng trong tuần trước.
- Trung Quốc: Công bố Chỉ số PMI sản xuất: đã ở mức 50,2 hồi tháng 2.
Thứ Năm
- Vương quốc Anh: Dữ liệu GDP: dự kiến sẽ giảm từ 1,1% xuống 1,0% theo quý; và có thể giữ nguyên ở mức 6,5% theo năm.
- Đức: Dữ liệu thay đổi thất nghiệp: có thể tăng từ -33 nghìn lên mức -20 nghìn.
- Hoa Kỳ: Đề nghị trợ cấp thất nghiệp: có khả năng sẽ tăng từ 187 nghìn vào tuần trước lên 200 nghìn.
- Canada: Dữ liệu GDP: có khả năng sẽ tăng từ 0,0% lên 0,2%.
- Nhật Bản: Công bố Chỉ số sản xuất của Tankan: có thể giảm xuống 12 từ 18.
- Nhật Bản: Công bố Chỉ số phi sản xuất lớn của Tankan: có thể giảm từ 9 xuống 5.
- Trung Quốc: Dữ liệu PMI sản xuất Caixin: ở mức 50.4 hồi tháng 2.
Thứ Sáu
- Đức: Dữ liệu PMI sản xuất: có thể giảm từ 58,4 xuống còn 57,6.
- Vương quốc Anh: Dữ liệu PMI sản xuất: dự kiến duy trì ở mức 55,5.
- Liên minh EU: Chỉ số CPI: có khả năng sẽ tăng từ 5,9% lên mức 6,5%.
- Hoa Kỳ: Công bố báo cáo việc làm phi nông nghiệp: có thể giảm từ 678 nghìn xuống còn 475 nghìn.
- Hoa Kỳ: Công bố Tỷ lệ thất nghiệp: dự kiến sẽ giảm từ 3,8% xuống mức 3,7%.
- Hoa Kỳ: Chỉ số PMI sản xuất ISM: dự kiến duy trì ở mức 58,6.
Mời bạn tham gia Cộng Đồng Telegram THƯ VIỆN TÀI CHÍNH để nhận thêm kiến thức, chiến lược và trao đổi thông tin cùng hơn 100.000 Nhà Đầu Tư!!!
Group Chat: https://t.me/ThuVienTaiChinhGroup
Channel Tín Hiệu Giao Dịch: https://t.me/TaiChinhThuVien
Tôi là Nguyễn Minh Tâm – Admin Website, Cộng Đồng Thư Viện Tài Chính | Nơi chia sẻ kiến thức, thông tin về giao dịch và đầu tư tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau và hơn 4 năm đào tạo huấn luyện, tôi đã giúp hơn +5000 nhà đầu tư, +300 đối tác, nhân viên có được cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn thông qua việc hiểu và thực thi các chiến lược giao dịch, đầu tư hiệu quả thị trường tài chính.Hãy theo dõi Tâm và Thư Viện Tài Chính để công việc đầu tư của bạn thuận lợi hơn nhé! Chúc bạn thành công!